Content text Chuyên đề truyện ngắn.docx
Trường:....................................................... Tổ:.............................................................. Họ và tên giáo viên:……………………… ……………………………………………. ÔN TẬP VỀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1. Năng lực đặc thù - Học sinh xác định và phân tích được các yếu tố cơ bản của truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn và sự thay đổi điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,... - Học sinh phân tích và xác định được chủ thể sáng tạo, thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản - Học sinh xác định, phân loại và nêu được ý nghĩa các văn bản có nhiều chủ đề, chủ đề chính và chủ đề phụ; các chủ đề mang đặc trưng văn hoá dân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề mang tính phổ biến trên thế giới (tính nhân loại) - Học sinh so sánh hai văn bản văn học viết về cùng một đề tài - Học sinh nêu và đánh giá được quan điểm của người viết và trình bày quan điểm của bản thân (người đọc) về vấn đề/nội dung được nói đến trong tác phẩm 1.2. Năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,... 2. Phẩm chất: Phát triển các phẩm chất tốt đẹp về tình yêu thương, sự cống hiến, sự dẫn dắt, sự cố gắng, biết đồng cảm và yêu thương,… II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học - Thiết kế bài giảng điện tử - Phương tiện và học liệu + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... + Học liệu: GV sử dụng tranh, ảnh, video liên quan. + Phiếu học tập: Sử dụng các phiếu học tập trong dạy học đọc, viết, nói và nghe. + Bảng kiểm đánh giá. + Rubric đánh giá. 2. Học sinh - Đọc phần Tri thức Ngữ văn và chuẩn bị bài theo các câu hỏi hướng dẫn ôn tập. - Đọc kĩ phần yêu cầu, định hướng trong nội dung Viết, Nói và nghe và thực hành bài tập SGK. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. ÔN TẬP TRI THỨC NGỮ VĂN VỀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực đặc thù - Học sinh xác định và phân tích được các yếu tố cơ bản của truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn và sự thay đổi điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,... - Học sinh xác định và phân tích được chủ thể sáng tạo, thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản - Học sinh xác định, phân loại và nêu được ý nghĩa các văn bản có nhiều chủ đề, chủ đề chính và chủ đề phụ; các chủ đề mang đặc trưng văn hoá dân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề mang tính phổ biến trên thế giới (tính nhân loại) - Học sinh so sánh hai văn bản văn học viết về cùng một đề tài - Học sinh nêu và đánh giá được quan điểm của người viết và trình bày quan điểm của bản thân (người đọc) về vấn đề/nội dung được nói đến trong tác phẩm
2. Về năng lực chung : Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,... 3. Về phẩm chất: Phát triển các phẩm chất tốt đẹp về tình yêu thương, sự cống hiến, sự dẫn dắt, sự cố gắng, biết đồng cảm và yêu thương,… II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: Thực hiện phiếu thông tin K – W – L để thu thập các thông tin mà HS đã học được về thể loại TRUYỆN NGẮN Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện phiếu thông tin K – W – L để thu thập các thông tin mà HS đã học được về thể loại TRUYỆN NGẮN Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và chia sẻ Bước 3. Báo cáo, thảo luận Câu trả lời của học sinh Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học 2. HOẠT ĐỘNG 2: ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI a. Mục tiêu hoạt động - Học sinh xác định và phân tích được các yếu tố cơ bản của truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn và sự thay đổi điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,... - Học sinh phân tích và xác định được chủ thể sáng tạo, thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản - Học sinh xác định, phân loại và nêu được ý nghĩa các văn bản có nhiều chủ đề, chủ đề chính và chủ đề phụ; các chủ đề mang đặc trưng văn hoá dân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề mang tính phổ biến trên thế giới (tính nhân loại) b. Nội dung thực hiện: Học sinh nêu lại khái quát được những kiến thức cơ bản của một truyện ngắn hiện đại Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập HS hoàn thành phiếu học tập (Sơ đồ tư duy) về thể loại truyện ngắn: Định nghĩa và cách xác định các yếu tố này trong một văn bản cụ thể Họ và tên:…………………………………………………………………………………………..Lớp:……. PHIẾU ÔN TẬP VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI Các nội dung tìm hiểu Cách đặt câu hỏi/Tiếp cận vấn đề 1 Khái niệm 2 Đề tài
3 Cốt truyện, sự kiện 4 Nhân vật 5 Ngôi kể - Điểm nhìn 6 Chi tiết tiêu biểu 7 Chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo 8 Ý nghĩa, thông điệp 9 Sáng tạo riêng Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và thực hiện Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản 1. Khái niệm: Là thể loại tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn hướng tới khắc hoạ một hiện tượng trong đời sống; cốt truyện thường diễn ra trong thời gian, không gian hạn chế, kết cấu không nhiều tầng, nhiều tuyến; thường có ít nhân vật. Truyện ngắn thu hút người đọc bởi nội dung cô đúc, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, mang nhiều ẩn ý. 2. Đặc điểm - Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người, tạo thành một ấn tượng hoàn chỉnh - Nhân vật tiểu thuyết là thường là một thế giới thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới 3. Các yếu tố cơ bản a. Điểm nhìn và sự thay đổi điểm nhìn - Kể chuyện từ điểm nhìn là xác định vị trí quan sát, trần thuật, đánh giá - Điểm nhìn có thể là của: người kể chuyện, của nhân vật, điểm nhìn bên trong và bên ngoài; điểm nhìn không gian, thời gian; sự thay đổi, di chuyển điểm nhìn trần thuật + Điểm nhìn toàn tri là kiểu điểm nhìn trong đó người kể chuyện miêu tả, tái hiện đời sống chủ yếu từ ngôi thứ ba, người kể chuyện biết tuốt. Điểm nhìn của người kể chuyện có mặt ở khắp mọi nơi, nắm bắt được hầu như diễn biến của câu chuyện cũng như số phận các nhân vật. Đây là kiểu điểm nhìn cổ điển nhất, thường xuất
hiện trong văn học truyền thống. Người kể chuyện vừa nắm được các sự kiện khách quan đồng thời cũng thấu hiểu những bí mật thầm kín nhất của tất cả các nhân vật, nắm bắt toàn bộ câu chuyện từ diễn biến sự kiện đến nội tâm nhân vật. Bên cạnh việc miêu tả sự việc, người kể chuyện còn có thể bình luận về những sự việc đó, nêu suy nghĩ, cảm nhận về những sự việc đã diễn ra. + Điểm nhìn bên trong là nhân vật tự nói về suy nghĩ của mình, là sự quan sát nhân vật từ cảm nhận nội tâm của mình, trần thuật qua cái nhìn của một tâm trạng cụ thể, từ đó giúp tái hiện một cách sâu sắc đời sống nội tâm của nhân vật. Điểm nhìn bên trong được biểu hiện bằng hình thức tự quan sát, tự thú nhận của nhân vật tôi hoặc bằng hình thức người kể chuyện dựa vào cảm giác, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận của mình. + Điểm nhìn bên ngoài là điểm nhìn khách quan nhất, người kể chuyện đứng từ ngoài để quan sát câu chuyện. Nó hướng đến đối tượng là những biểu hiện, những hành động bên ngoài của nhân vật, tâm lý nhân vật không được phân tích mà để người đọc tự cảm nhận, người kể chuyện để cho người đọc tự do bình luận về các hành động của nhân vật - Trong quá trình trần thuật, điểm nhìn có thể được chuyển từ người kể chuyện sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác, giúp đi sâu vào nội tâm nhân vật, mở rộng khả năng bao quát, nhận xét, đánh giá của người trần thuật. Việc di chuyển điểm nhìn tự sự giúp cho nhà văn có thể khám phá và chiêm nghiệm cuộc sống từ nhiều góc độ khác nhau. Vì thế dịch chuyển điểm nhìn là một thủ pháp được nhiều nhà văn hiện đại sử dụng. Sự dịch chuyển điểm nhìn giúp cho việc nhìn nhận và đánh giá ý nghĩa của tác phẩm trở nên đa chiều, phong phú hơn. Nhà văn có thể đưa ra các quan điểm, chính kiến khác nhau bằng việc di chuyển điểm nhìn vào những nhân vật khác nhau để mỗi nhân vật có thể tự nói lên quan điểm, thái độ của mình và để cho các nhân vật cùng có quyền phát ngôn, cùng đối thoại. Nhà văn để cho các điểm nhìn đan xen vào nhau, nhân vật do đó được soi chiếu từ nhiều góc độ, toàn diện hơn về chân dung, tính cách, số phận để từ đó khái quát lên những vấn đề có tính triết lý. - Song, xét đến cùng, mọi cách nhìn, xuất phát từ mọi điểm nhìn đều trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện quan niệm, tư tưởng, thái độ của nhà văn. b. Lời kể chuyện (Lời tác giả, lời nhân vật) - Lời người kể: Miêu tả, trần thuật, đưa ra những phán đoán, đánh giá đối với đối tượng được miêu tả, trần thuật cũng như định hướng việc hình dung, theo dõi mạch kể của người đọc, bình luận, dẫn dắt câu chuyện - Lời nhân vật: Ngôn ngữ độc thoại/ đối thoại (thể hiện tính cách, phẩm chất, quan điểm, giọng điệu của nhân vật) c. Nhân vật trung tâm - Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Nhân vật được nhà văn nhận thức, tái tạo có thể là thần linh, loài vật, đồ vật,… nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí hay khát vọng của con người. Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá và cắt nghĩa về con người. - Nhân vật dưới mọi hình thức đều có tích cách. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện thể hiện các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. - Ý nghĩa nhân vật không chỉ thể hiện ở tính cách. Vì mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống - Khi phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học cần lưu ý: (1) Xác định nhân vật trung tâm (chính) và các tuyến nhân vật có mối quan hệ với nhân vật trung tâm (2) Ngoại hình, xuất thân của nhân vật (Nếu có) (3) Lời nói, hành động của nhân vật; Sự thay đổi diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật trong mạch kể (4) Khái quát về phẩm chất, tính cách và vai trò của nhân vật trong mạch kể chuyện (5) Chủ đề, tư tưởng được tác giả thể hiện thông qua nhân vật d. Tư tưởng, chủ đề (chính – phụ) của văn bản, triết lí nhân sinh