PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 2_KNTT_K12_Bài 5_Lập kế hoạch kinh doanh.doc


Báo cáo, thảo luận GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài mới như lời dẫn trong SGK. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Lập kế hoạch kinh doanh là việc khởi đầu quan trọng cho hoạt động kinh doanh, giúp chủ thể xác định rõ được mục tiêu, đường lối, chiến lược và lộ trình thực hiện nhiệm vụ để kinh doanh hiệu quả và thành công. 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết của lập kế hoạch kinh doanh. a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết của lập kế hoạch kinh doanh. b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là kế hoạch kinh doanh, tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh c) Sản phẩm. Học sinh trả lời được các câu hỏi theo các nội dung dưới đây: Kế hoạch kinh doanh là một bản trình bày ý tưởng kinh doanh và cách thức hiện thực hoá ý tưởng đó của người kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh bao gồm: định hướng tương lai, mục tiêu và chiến lược phát triển kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định giúp chủ thể kinh doanh xác định được những nhiệm vụ cụ thể cùng những khó khăn, thách thức để chủ động tìm ra phương cách vượt qua, đảm bảo thực hiện thành công những mục tiêu đã đặt ra Bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho chủ thể kinh doanh nắm bắt được tình hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai. Xác định được mục tiêu, chiến lược, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của bản thân, đưa ra phương hướng kinh doanh và phương thức thực hiện. Xác định được những thiếu sót trong kinh doanh và rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, chủ thể kinh doanh sẽ chủ động thực hiện, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để có tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là kế hoạch kinh doanh, tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm/cá nhân, viết câu trả lời ra giấy hoặc phiếu học tập. Báo cáo, thảo luận GV mời 1 – 2 đại diện nhóm/HS trong lớp lần lượt trả lời từng câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Kết luận, nhận định – GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và kết luận: Bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho chủ thể kinh doanh nắm bắt được tình hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai. Xác định được mục tiêu, chiến lược, thị 1. Kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết của lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là một bản trình bày ý tưởng kinh doanh và cách thức hiện thực hoá ý tưởng đó của người kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh bao gồm: định hướng tương lai, mục tiêu và chiến lược phát triển kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định giúp chủ thể kinh doanh xác định được những nhiệm vụ cụ thể cùng những khó khăn, thách thức để chủ động tìm ra phương cách vượt qua, đảm bảo thực hiện thành công những mục tiêu đã đặt ra Bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho chủ thể kinh doanh nắm bắt được tình hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai. Xác định được mục tiêu, chiến lược, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của bản thân, đưa ra phương hướng kinh doanh và phương thức thực hiện. Xác định được những thiếu sót trong kinh doanh và rủi
trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của bản thân, đưa ra phương hướng kinh doanh và phương thức thực hiện. Xác định được những thiếu sót trong kinh doanh và rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, chủ thể kinh doanh sẽ chủ động thực hiện, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để có tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai. ro có thể xảy ra. Từ đó, chủ thể kinh doanh sẽ chủ động thực hiện, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để có tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai. Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Nội dung của kế hoạch kinh doanh a) Mục tiêu. HS nêu được các nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 1/ Em hãy liệt kê những nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh. Phân tích làm rõ ý nghĩa của từng nội dung đó và cho ví dụ minh hoạ. c) Sản phẩm. 1/ Nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh gồm hai phần: + Phần tóm tắt trình bày một cách ngắn gọn, khái quát những thông tin: Tên kế hoạch kinh doanh; Ý tưởng kinh doanh; Mục tiêu kinh doanh; Chiến lược kinh doanh; Các điều kiện thực hiện kế hoạch kinh doanh; Cơ hội, rủi ro. + Tên kế hoạch kinh doanh: Cần phải thể hiện sơ lược sản phẩm kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh: Giới thiệu nét nổi bật của ý tưởng kinh doanh như có tính mới, tính sáng tạo, nổi trội,... đảm bảo đem lại kết quả khả quan cho hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Anh Q có ý định mở một quán cà phê, để bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh, anh Q xây dựng một số ý tưởng khác nhau: kinh doanh cà phê Vườn, cà phê Sách, cà phê kết hợp với đồ ăn nhanh,... và quyết định chọn ý tưởng cà phê kết hợp với đồ ăn nhanh vì qua nghiên cứu thị trường anh thấy nhiều khách hàng có nhu cầu kết hợp ăn nhanh với uống cà phê nhưng loại hình dịch vụ này hiện đang thiếu vắng trên thị trường. Mục tiêu kinh doanh: Khái quát mong muốn của chủ thể kinh doanh trong hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh cần xác định các mục tiêu cụ thể như: thời điểm hoà vốn, thời điểm thu lợi nhuận, mức lợi nhuận tại các mốc thời gian cụ thể. Đây chính là động lực để tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh. Đó có thể là mục tiêu vì lợi nhuận, mục tiêu đứng vững, thâm nhập vào một thị trường cụ thể, tham gia vào chuỗi giá trị hay những mục tiêu vì bảo vệ môi trường, vì lợi ích cộng đồng,... Ví dụ: Mục tiêu kinh doanh quán cà phê của anh Q là phục vụ ít nhất 100 người/ngày; doanh thu đạt khoảng 180 triệu đồng/tháng, sau 3 tháng hoạt động quán thu hồi đủ vốn và bắt đầu có lợi nhuận. Hoặc mục tiêu xã hội của một xưởng sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ: Mục tiêu này bao gồm việc định hướng phát triển doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến với người tiêu dùng. Mục tiêu này giúp tạo ra việc làm cho người lao động, phục vụ các lợi ích cho xã hội như các hoạt động từ thiện, hoạt động cộng đồng,... Các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh: Nhận diện rõ được đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân, tổ chức kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh, từ đó đánh giá khái quát những thuận lợi, khó khăn khi triển khai hoạt động kinh doanh này. Ví dụ: So với đối thủ cạnh tranh, chủ thể kinh doanh có thế mạnh vì có nguồn cung ứng nguyên liệu chất lượng cao với giá ưu đãi hay có một cải tiến mới về công nghệ giúp tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường,... nhưng cũng có điểm yếu là hạn chế về vốn, khó tìm được địa điểm kinh doanh thuận lợi,... • Chiến lược kinh doanh: Giới thiệu rõ hoạt động kinh doanh này hướng đến phục vụ thị trường nào, cùng với những kế hoạch cho những hoạt động bên trong doanh nghiệp như kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiếp thị, bán hàng, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính,... để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Ví dụ: Công ty A đang kinh doanh ở tỉnh B. Công ty dự định mở rộng thị trường sang tỉnh C. Do đó, Công ty A đã xây dựng kế hoạch kinh doanh, trong đó có chiến lược kinh
doanh cụ thể phân tích đặc điểm thị trường tỉnh C. • Cơ hội, rủi ro: Chỉ ra hoạt động kinh doanh này đang tận dụng được cơ hội nào (như một chính sách ưu đãi về thuế đối với mặt hàng kinh doanh, chính sách hỗ trợ về vốn và đào tạo lao động cho lĩnh vực kinh doanh,...). Ý tưởng kinh doanh chỉ trở thành cơ hội kinh doanh khi có tính bền vững, đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể duy trì được lâu dài, có tính hấp dẫn bảo đảm mang lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. + Kế hoạch hoạt động kinh doanh mô tả chi tiết về các hoạt động của doanh nghiệp để triển khai thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm: Kế hoạch tổ chức sản xuất; kế hoạch tiếp thị bán hàng; kế hoạch phát triển doanh nghiệp; kế hoạch nhân sự; kế hoạch tài chính; phân tích rủi ro và các biện pháp xử lí. Cụ thể: • Kế hoạch tổ chức sản xuất: Giới thiệu địa điểm, mặt bằng sản xuất; kĩ thuật, công nghệ sẽ sử dụng trong sản xuất. Ví dụ: Kế hoạch sản xuất rau an toàn, sản xuất hoa hồng ở trang trại nào? Hoặc sản xuất hàng may mặc công xưởng ở đâu? Giới thiệu những công nghệ kĩ thuật sản xuất nổi trội có tính cạnh tranh; loại hình sản xuất với khối lượng sản phẩm lớn, vừa, nhỏ hay đơn chiếc, cùng với phương pháp tổ chức sản xuất gắn với loại hình sản xuất dây chuyền hay nhóm, đơn chiếc. Ví dụ: Ở trang trại rau an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. • Kế hoạch tiếp thị, bán hàng: Dự kiến các giải pháp thích hợp về quảng cáo, khuyến mại, giá cả, cách thức xúc tiến, truyền thông, phân phối sản phẩm,... giúp chủ thể có thể kiểm soát và quản trị hoạt động của mình và tác động tích cực đến quyết định mua của khách hàng mục tiêu. Ví dụ: Kế hoạch quảng cáo, đơn vị kinh doanh phải xác định mục tiêu quảng cáo, nội dung truyền đạt, phương tiện quảng cáo (báo, tạp chí, ti vi, áp phích,...), thời gian và tần suất quảng cáo, tính toán và cân đối ngân sách dành cho quảng cáo. • Kế hoạch phát triển doanh nghiệp: Trình bày những dự kiến sẽ phát triển sản phẩm, dịch vụ này của doanh nghiệp trong tương lai gắn với những mốc thời gian cụ thể, nhất định. Ví dụ: Sau 1 tháng sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh 20% thị phần,... • Kế hoạch nhân sự: Giới thiệu ngắn gọn cơ cấu tổ chức, mô tả phương thức vận hành của tổ chức, mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy quản trị, thể hiện việc chủ thể có đủ khả năng về nhân sự để triển khai thành công hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Để vận hành quán cà phê, anh Q xác định ngoài chủ quán có 8 nhân viên; Chủ quán: người trực tiếp quản lí và điều hành quản lí 24/7; Tiếp tân: thu tiền và in hoá đơn; Đầu bếp: pha chế nước uống và chế biến món ăn. Quán hoạt động từ 6 giờ đến 23 giờ nên đội ngũ được chia thành hai ca, mỗi ca 4 người. Khi quán đông khách có thể huy động thời gian rảnh của các thành viên trong gia đình để phục vụ. • Kế hoạch tài chính: Cung cấp các thông tin thể hiện khả năng tài chính của chủ thể kinh doanh đảm bảo tính khả thi của việc thực hiện hoạt động kinh doanh như: vốn, đầu tư, tài sản, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,... Giúp chủ thể kinh doanh quản lí dòng tiền, hạch toán thu – chi, chi phí phát sinh,... trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh. • Phân tích rủi ro và các biện pháp xử lí: Chỉ ra những rủi ro có khả năng xảy ra trong quá trình trình kinh doanh, có thể là những rủi ro về chính trị, kinh tế, công nghệ,... và dự kiến các biện pháp xử lí. Ví dụ: Trong sản xuất nông nghiệp có thể gặp phải các rủi ro về thời tiết, dịch bệnh, thị trường đầu ra cho sản phẩm, từ đó chủ thể kinh doanh dự kiến các biện pháp đề phòng rủi ro. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 1/ Em hãy liệt kê những nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh. Phân tích làm rõ ý nghĩa của từng 2. Nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh Xác định được định hướng, ý tưởng kinh doanh. Xác định mục tiêu kinh doanh.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.