Content text ĐỀ 5 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 10 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách).docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 5 – TA3 (Đề thi có…trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật lí? A. Dòng điện không đổi. B. Hiện tượng quang hợp. C. Sự sinh trưởng và phát triển của các loài trong thế giới tự nhiên. D. Sự cấu tạo và biến đổi các chất. Câu 2. Bạn A đi học từ nhà đến trường theo lộ trình ABC (Hình vẽ). Biết bạn A đi đoạn đường AB = 400 m hết 6 phút, đoạn đường BC = 300 m hết 4 phút. Vận trung bình của bạn A khi đi từ nhà đến trường là bao nhiêu? A. 0,83 m/s. B. 1,83 m/s. C. 2,38 m/s. D. 1,28 m/s. Câu 3. Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a. Chuyển động có A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều. B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều. C. a.v 0 là chuyển chậm dần đều. D. vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều. Câu 4. Đồ thị nào sau đây mô tả chuyển động thẳng chậm dần đều? A. Đồ thị 1. B. Đồ thị 2. C. Đồ thị 3. D. Đồ thị 4. Câu 5. Sự rơi tự do là A. một dạng chuyển động thẳng đều. B. chuyển động không chịu bất cứ lực tác dụng nào.
C. chuyển động dưới tác dụng của trọng lực. D. chuyển động theo phương bất kì. Câu 6. Từ một độ cao, ném đồng thời hai vật theo phương ngang (cùng hướng) với vận tốc khác nhau 12vv thì A. vật 1 chạm đất trước vật 2. B. vật 1 sẽ rơi xa hơn vật 2. C. tầm xa của hai vật như nhau. D. vật 2 chạm đất trước vật 1. Câu 7. Một vật được ném ngang từ độ cao 5 m, tầm xa vật đạt được là 2 m. Lấy g =10 m/s 2 . Vận tốc ban đầu của vật bằng A. 10 m/s. B. 2,5 m/s. C. 5 m/s. D. 2 m/s. Câu 8. Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật và A. không gây ra gia tốc cho vật. B. gây ra gia tốc cho vật. C. có cùng độ lớn, cùng chiều. D. ngược chiều và độ lớn khác nhau. Câu 9. Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s do tác dụng của các lực cân bằng. Nếu các lực tác dụng vào vật mất đi thì A. vật sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s. B. vật sẽ dừng lại ngay. C. vật sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại. D. vật sẽ đổi hướng chuyển động. Câu 10. Một vật có khối lượng 800g trượt xuống một mặt phẳng nghiêng, nhẵn với gia tốc 22,0m/s . Hợp lực gây ra gia tốc cho vật có độ lớn bằng A. 1,6N . B. 16N . C. 1600N . D. 160N . Câu 11. Một người dùng lực 500 N để đẩy một hộp gỗ đặt trên sàn nhà nhưng hộp hộp gỗ vẫn đứng yên. Lực mà hộp gỗ tác dụng lên người đó có độ lớn A. bằng 500 N. B. bằng 1000 N. C. lớn hơn 500 N. D. bằng không. Câu 12. Người ta dùng một sợi dây treo một quả nặng vào một cái móc trên trần nhà. Khi đó, lực căng của dây treo A. là lực mà sợi dây tác dụng vào quả nặng và cái móc. B. là lực mà quả nặng và cái móc tác dụng vào sợi dây, làm nó căng ra. C. hướng từ mỗi đầu sợi dây ra phía ngoài sợi dây. D. ở đầu dây buộc vào quả nặng lớn hơn ở đầu dây buộc vào cái móc. Câu 13. Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám, nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì A. quán tính. B. lực ma sát. C. phản lực. D. trọng lực. Câu 14. Tại sao khi chúng ta đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước? A. Vì lực nâng của nước cản trở chuyển động của chúng ta. B. Vì khi ở dưới nước chúng ta bị Trái Đất hút nhiều hơn. C. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên. D. Vì lực cản lực của không khí nhỏ hơn lực cản của nước. Câu 15. Một ô tô đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc 36 km/h thì tắt máy. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt đường là 0,02 , lấy 2g = 10 m/s . Quãng đường ô tô chuyển động thêm được kể từ khi tắt máy cho đến khi dừng lại là A. 0,04 m. B. 25 m. C. 250 m. D. 300 m.
Câu 16. Moment lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng A. tích của lực với cánh tay đòn của nó. B. thương số của lực với cánh tay đòn của nó. C. hiệu số của lực với cánh tay đòn của nó. D. tổng của lực với cánh tay đòn của nó. Câu 17. Một vận động viên nhảy cầu có khối lượng m = 60 kg đang đứng ở mép ván cầu như hình vẽ (bỏ qua khối lượng của ván). Lấy 2g = 10 m/s . Độ lớn momen của trọng lực của người đối với cọc đỡ B bằng A. 1800Nm . B. 600Nm . C. 2400Nm . D. 30Nm . Câu 18. Khi làm thí nghiệm để xác định lực tổng hợp của hai lực đồng quy, người ta được bảng số liệu dưới đây: Lần F 1 (N) F 2 (N) Góc (độ) F tn (N) F lt (N) 1 2 2,5 60 3,80 Theo định lí hàm số cosin, lực tổng hợp F lt của hai lực có độ lớn là A. 3,91 N. B. 0,85 N. C. 2,29 N. D. 3,20 N. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc theo thời gian như hình bên. a) Vận tốc ban đầu của vật bằng 5 m/s. b) Từ 2 s đến 7 s vật chuyển động thẳng đều. c) Trong 2 s đầu vật chuyển động với gia tốc 2,5 m/s 2 . d) Quãng đường mà vật đi được từ khi bắt đầu chuyển động cho đến khi dừng lại bằng 35,2 m. Câu 2. Người ta thả một vật rơi tự do từ một toà tháp, sau 8 s thì vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s 2 . a) Vận tốc ban đầu của vật bằng 5 m/s. b) Từ 2 s đến 7 s vật chuyển động thẳng đều. c) Trong 2 s đầu vật chuyển động với gia tốc 2,5 m/s 2 . d) Khi vật rơi được 200 m đầu tiên thì sau 1,68 s nửa vật sẽ chạm đất. Câu 3. Một cái đèn có khối lượng 2,5 kg được treo vào hai sợi dây giống nhau như hình bên. Hai dây làm thành góc 60 0 , lấy g = 10 m/s 2 . a) Khi đèn và dây treo cân bằng thì đèn chịu tác dụng của ba lực là trọng lực và lực căng của hai sợi dây. b) Lực căng của hai sợi dây có độ lớn khác nhau. c) Trọng lượng của đèn là 25 N. d) Độ lớn lực căng của hai sợi dây là 14,4 N.
Câu 4. Một vật khối lượng 2kg bắt đầu chuyển động trên mặt phẳng ngang, sau 4s vật đi được quãng đường 8m. Lực kéo tác dụng lên vật là 400 N. Lấy g = 10 m/s 2 a) Gia tốc của vật là 1 m/s 2 . b) Tổng lực cản tác dụng lên vật là 400 N. c) Vận tốc vật sau 4 s là 4 m/s 2 . d) Để vật đi thêm được quãng đường 16m rồi dừng lại cần tác dụng thêm lực cản bằng 401 N. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm). Câu 1. Đường kính của một quả bóng bằng (5,20,2)cm . Sai số tỉ đối của phép đo thể tích quả bóng bằng bao nhiêu phần trăm? (Kết quả làm tròn đến phần nguyên) Câu 2. Một học sinh làm thí nghiệm xác định gia tốc rơi tự do của vật vật và được bảng số liệu như sau Quãng đường (m) Lần đo thời gian (s) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 0,4 0,285 0,286 0,284 0,285 0,286 Gia tốc rơi tự do trung bình có giá trị bằng bao nhiêu m/s 2 (Kết quả làm tròn sau dấu phẩy 2 chữ số thập phân) Câu 3. Từ mặt đất một quả cầu có trọng lượng lớn được ném theo hướng lên hợp với phương ngang một góc 60 o với vận tốc 20 m/s. Lấy g = 10 m/s 2 , bỏ qua lực cản của không khí. Thời gian vật bay trong không khí là bao nhiêu giây? (Kết quả làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa) Câu 4. Một vật có khối lượng là 10kg rơi với vận tốc ban đầu v 0 = 1 m/s với độ cao là 10m xuống đất theo hướng thẳng đứng. Trong quá trình vật rơi trong không khí nó chịu luôn chịu lực cản không đổi là 20N. Lấy g = 10 m/s 2 . Độ lớn vận tốc khi vật vừa chạm đất là bao nhiêu m/s? (Kết quả làm tròn sau dấu phẩy một chữ số thập phân) Câu 5. Ta cần tác dụng một moment ngẫu lực 12 N.m để làm quay bánh xe như hình vẽ. Độ lớn lực tác dụng vào bánh xe là bao nhiêu N? Câu 6. Một quyển sách đặt trên mặt bàn nghiêng và được thả cho truợt xuống (coi kích thước của cuốn sách là nhỏ so với chiều dài mặt phẳng nghiêng). Cho biết góc nghiêng 30o so với phương ngang và hệ số ma sát giữa quyển sách và mặt bàn là 0,3. Lấy 9,8g m/s 2 . Quãng đường đi được của nó sau 2 s là bao nhiêu m? (Kết quả làm tròn đến hai chữ số có nghĩa).