Content text Chủ đề 2 - ĐỊNH LUẬT BOYLE - GV.docx
Chủ đề 2 : ĐỊNH LUẬT BOYLE Dạng 1 - XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT VÀ THỂ TÍCH TRONG QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT I – TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Các thông số trạng thái của một lượng khí Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng 3 thông số trang thái: Áp suất (p); Thể tích (V); Nhiệt độ (T) T là nhiệt độ tuyệt đối (K): T (K) = t o C + 273 Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái. Khi biến đổi trạng thái mà còn một thông số không đổi thì các quá trình này gọi là đẳng quá trình.
2. Định luật Boyle Quá trình đẳng nhiệt: là quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định trong đó nhiệt độ được giữ không đổi. Định luật Boyle: Khi nhiệt độ của một khối lượng khí xác định giữ không đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó Biểu thức: pV = hằng số Trong đó : p là áp suất (mmHg, bar, atm, Pa, N/m 2 ) V là thể tích (lít = dm 3 , m 3 , cm 3 , mm 3 ) Chú ý : - Nếu gọi p 1 , V 1 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 1 - p 2 , V 2 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 2 Thì theo định luật Boyle ta có: p 1 V 1 = p 2 V 2 . Đơn vị đổi: 1atm = 1bar = 760mmHg = 10 5 Pa = 10 5 N/m 2 1m 3 = 10 3 dm 3 = 10 3 lít = 10 6 cm 3 = 10 9 mm 3 Một số ví dụ về quá trình đẳng nhiệt trong đời sống:
3. Đường đẳng nhiệt Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt. Trong hệ tọa độ (p, V) đường đẳng nhiệt là một nhánh của đường hyperbol. Đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí ứng với các nhiệt độ khác nhau thì khác nhau. Đường đẳng nhiệt trong các hệ tọa độ khác, có dạng là một đường thẳng.