Content text ĐỀ 6 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 (FORM TT-7791).docx
Tốc độ trung bình của phản ứng tạo thành khí hydrogen (cm 3 /s) trong khoảng thời gian 80 giây là A. 0,400 (cm 3 /s). B. 0,375 (cm 3 /s). C. 0,425 (cm 3 /s). D. 0,320 (cm 3 /s). Câu 12. Cho phương trình phản ứng sau: SO 2 (g) +1/2 O 2 (g) SO 3 (l). Cho biết phản ứng tạo thành 1 mol SO 3 (g) ở điều kiện chuẩn tỏa ra 144,2 kJ nhiệt lượng. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Nhiệt tạo thành chuẩn của SO 3 (g) là –144,2 kJ.mol -1 . B. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là –144,2 kJ. C. Nhiệt tạo thành chuẩn của SO 3 (g) là 0 kJ.mol -1 . D. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là 144,2 kJ.mol -1 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho phản ứng đơn giản: aA + bB cD + dD. Tốc độ tức thời của phản ứng được tính theo biểu thức: v = k.C A a .C B b (trong đó C A , C B là nồng độ của A và B tại thời điểm đang xét; v là tốc độ phản ứng tại thời điểm đang xét). a) Hằng số tốc độ phản ứng k là tốc độ của phản ứng khi nồng độ của các chất A, B đều bằng nhau và bằng 1M. b) Hằng số tốc độ phản ứng k phụ thuộc vào nồng độ các chất phản ứng. c) Giá trị v luôn không đổi trong thời gian phản ứng xảy ra. d) Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng hoặc sản phẩm với số mũ thích hợp. Câu 2. Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride có màng ngăn xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí chlorine (sơ đồ minh hoạ). Chất khí này được làm khô (loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá chất. a) Để làm khô khí chlorine có thể dùng CaO đặc b) Hòa tan khí chlorine vào nước thu được dung dịch chứa 3 chất tan. c) Hỗn hợp khí H 2 và Cl 2 có tỉ lệ mol 1 : 1 có thể gây nổ khi chiếu sáng. d) Từ quá trình điện phân nêu trên, một lượng chlorine và hydrogen sinh ra được tận dụng để sản xuất hydrochloric acid đặc thương phẩm (32%, D = 1,153 g mL -1 ở 30 o C).
Một nhà máy với quy mô sản xuất 200 tấn xút mỗi ngày thì đồng thời sản xuất được 258 m 3 acid thương phẩm trên. Biết rằng, tại nhà máy này, 60% khối lượng chlorine sinh ra được dùng tổng hợp hydrochloric acid và hiệu suất của toàn bộ quá trình từ chlorine đến acid thương phẩm đạt 80% về khối lượng. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận bao nhiêu electron? Câu 2. Cho các phản ứng sau: (a) Ca(OH) 2 + Cl 2 CaOCl 2 + H 2 O (b) 2NO 2 +2NaOH NaNO 3 + NaNO 2 +H 2 O (c) 2H 2 S + SO 2 3S + 2H 2 O (d) 4KClO 3 KCl + 3KClO 4 Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa – khử trong các phản ứng trên? Câu 3. Quá trình hoà tan calcium chloride trong nước: CaCl 2 (s) Ca 2+ (ag) + 2Cl - (ag) 0 r298ΔH Chất CaCl 2 Ca 2+ Cl - 0 f298ΔH (kJ/mol) -795,0 -542,83 -167,16 Tính biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình trên theo đơn vị kJ. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 4. Xét phản ứng: 2222 1 HOHOO 2 . Khi tăng nhiệt độ từ 30C∘ lên 50C∘ thì tốc độ phản ứng tăng 4 lần. Hệ số nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ trên (giả thiết không đổi) bằng bao nhiêu? PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. a) Trong công nghiệp, vôi sống được sản xuất bằng cách nung đá vôi. Phản ứng hóa học xảy ra như sau: CaCO 3 CaO + CO 2 Khi nung, đá vôi cần phải được đập nhỏ nhưng không nên nghiền mịn đá vôi thành bột. Giải thích. b) Khí hydrogen có thể được điều chế bằng cách cho miếng sắt vào dung dịch HCl. Hãy đề xuất các biện pháp khác nhau để tăng tốc độ điều chế H 2 . Câu 2. Cho hai phương trình hóa học sau: H 2 (g) + Cl 2 (g) ot 2HCl(g) H 2 (g) + Br 2 (g) otcao 2HBr(g) Cho biết năng lượng liên kết của: E H-H = 436 kJ/mol; E Cl-Cl = 242 kJ/mol; E H-Cl = 431 kJ/mol; E Br-Br = 192 kJ/mol; E H-Br = 366 kJ/mol. Tính 0 r298H của hai phản ứng trên và cho biết phản ứng nào diễn ra thuận lợi hơn? Câu 3. Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 mL dung dịch muối X của potassium. Cho vài giọt dung dịch AgNO 3 vào ống thứ nhất, thu được kết tủa màu vàng. Nhỏ vài giọt nước Br 2 vào ống thứ hai, lắc đều rồi thêm hồ tinh bột, thấy có màu xanh tím. Xác định công thức hoá học của X và viết phương trình hóa học của các phản ứng. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.