Content text ĐỀ SỐ 15.docx
ĐỀ SỐ 15 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Hình tượng “em” trong văn bản là biểu tượng cho Hà Nội (Hà Nội – phố). Câu 2 (0,5 điểm). Các hình ảnh của Hà Nội ở các khổ thơ 1, 2 và 3: Trong quá khứ Trong hiện tại (tháng 12/1972) Mùi hoàng lan, mùi hoa sữa, tiếng giày gõ nhịp đường khuya, cọt kẹt bước chân quen, thang gác thời gian mòn thân gỗ, ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ. Tiếng dương cầm trong khung nhà đổ, lả tả bên thềm, Beethoven và sonate Ánh trăng, nốt nhạc thiên tài lẫn trong mảnh vỡ, ngày tả tơi, loạn gió, vườn Ngọc Hà mùa hoa cánh rã, đường Quán Thánh, bản giao hưởng Lặng câm trong một ngôi nhà. Câu 3 (1,0 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của câu tứ trong văn bản: (1) Làm nổi bật sự đối lập giữa một Hà Nội đẹp đẽ, lãng mạn, thân thuộc, bình yên trong quá khứ, trong hoài niệm của tác giả với một Hà Nội của những ngày tháng Chạp năm 1972: loạn gió, tan hoang, rã rời, vỡ vụn và câm lặng. Tác phẩm được cấu tứ theo cách đan xen hai hệ thống hình ảnh đối lập đó xung quanh điệp ngữ “Ta còn em” vang lên trong suốt chiều dài dòng tâm tưởng. (2) Từ đó, giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng, tình cảm của tác giả: + Sự tha thiết, khắc khoải, những ước mong tìm lại, giữ lại và nâng niu vẻ đẹp muôn đời của Hà Nội; + Nỗi đau đớn, tiếc xót khôn cùng trước những gì đẹp đẽ muôn đời đã bị phá hủy trong phút chốc; sự xô bồ của hai làn sóng cảm xúc cùng dâng cao: tình yêu và niềm đau trong tâm hồn nhà thơ. (3) Tạo ra dấu ấn riêng, đánh dấu gương mặt thi nhân độc đáo, tài hoa của tác giả trong dòng thơ viết về Hà Nội. Câu 4 (1,0 điểm). Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “Ta còn em”: (1) Khơi gợi và nhấn mạnh những ló ức thân thương, sâu thẳm, vô cùng gắn bó của Hà Nội đang được thức dậy trong tâm hồn nhà thơ. Theo điệp ngữ “Ta còn em” là những hình ảnh đẹp vô ngần, xưa cũ, bình yên, lãng mạn của thiên nhiên, con người, tâm hồn Hà Nội sống dậy: mùi hương hoa hoàng lan, hoa sữa, mùi sen nở muộn thoáng ngọn gió Nghi Tàm, hương phố cũ, hương mùa thu tím ngát; sắc hoa đào phai, chiếc lá bàng đầu tiên nhuộm đỏ, những chùm hoa tím, sắc hồng đôi má người thiếu nữ, sắc xanh của trời Hà Nội mùa thu; âm thanh tiếng giày gõ nhịp bước chân quen trên đường khuya, tiếng cọt kẹt của thang gác thời gian, tiếng dương cầm trong khung nhà đổ,... (2) Nhấn mạnh nỗi đau tiếc khôn cùng của tâm hồn nhà thơ trước những mất mát, tan hoang của Hà Nội trong thực tại. Điệp từ nhấn lại “Ta còn em” như xác nhận điều đau đớn, dằn lòng: Ta - đã - mất - em. Đồng thời, trong nỗi đau còn - mất đó, phép điệp gửi gắm niềm mong ước, sự tha thiết tìm về kí ức như một niềm an ủi, nương tựa cho tâm hồn nhà thơ. Đó cũng là dòng cảm xúc tuôn chảy từ tình yêu sâu nặng vô bờ dành cho Hà Nội. (3) Tạo nên nhạc điệu da diết, khắc khoải và kết nối hình ảnh, mạch cảm xúc của văn bản. Câu 5 (1,0 điểm). Học sinh xác định khổ thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất, lí giải dựa trên văn bản và cảm nhận của cá nhân về khổ thơ đó. Ví dụ: Ấn tượng về khổ cuối của văn bản: (1) Vẻ đẹp của Hà Nội mùa thu trong quá khứ - đẹp, lãng mạn, bình yên, xao động tâm hồn được thể hiện bằng những hình ảnh thân thương, quen thuộc, như một điểm nhớ: hình ảnh cô hàng hoa gánh mùa thu vào phố, những chùm hoa tím, hương hoa thơm ngát đưa mùa thu về mọi góc phố. (2) Nghệ thuật thể hiện độc đáo, ấn tượng: + Điệp ngữ “Ta còn em” nối tiếp mạch hoài niệm không dứt của yêu thương và tiếc xót; + Biện pháp tu từ ẩn dụ “Gánh mùa thu qua cổng chợ” khiến cho mùa thu hiện lên thật cụ thể, hữu hình, sinh động, gợi cảm, không chỉ còn là một khái niệm về thời gian: mùa thu hiện lên bằng màu sắc (màu hoa tím ngát), bằng hương thơm (hương thơm ngát của hoa, và dường như cả hương thơm dịu dàng của bàn tay cô hàng hoa), qua dáng hình (nhẹ nhàng, duyên dáng,
nhận thức và hành động của con người. Các quy luật, yêu cầu khách quan của cuộc sống nhiều khi không tồn tại sẵn có mà là kết quả của quá trình khám phá, nhận thức dần dần, thậm chí là quá trình đóng góp, chinh phục của cả nhân loại. Mọi điều luôn luôn còn ở phía trước và nhiều điều trong số đó chưa từng có tiền lệ; + Trong khi đó, hiểu biết, nhận thức, khả năng của con người có những giới hạn nhất định. Không ai là hoàn hảo. Mọi quyết định, hành động, ứng xử,... của chúng ta trong những hoàn cảnh nhất định đều dựa trên những điều ta đã biết, đã trải nghiệm và những gì ta tri nhận, phán đoán, đánh giá, tìm biết mới. Ở bối cảnh cần hành động, điều ta tìm hiểu được chưa chắc đã là chân lý, điều ta tin là phù hợp chưa chắc đã thực sự đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngồi chờ đến khi nào mình thực sự hiểu biết hết mọi chuyện, có đầy đủ mọi thông tin, tin tưởng chắc chắn rằng không còn bất cứ sai lầm nào xuất hiện mới ra quyết định hoặc thực hiện việc hành động vì ngay cả suy nghĩ này cũng là một sai lầm, thiếu thực tế! Vì vậy, trong cuộc sống, con người khó có thể tránh khỏi những vấp váp, những sai lầm, ngộ nhận,... Có thể nói, sai lầm dường như cũng là một phần tất yếu của cuộc sống - “Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả” (Albert Einstein). Sống là hành động. Và trong khi hành động, bạn hay tôi đều có thể mắc sai lầm. Vậy cho nên cần nhận thức về điều này để bình tĩnh, lựa chọn cách thức đối diện với sai lầm một cách đúng đắn. (2) Học hỏi từ sai lầm để trưởng thành: + Cách thức học hỏi: Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lầm (do điều kiện khách quan chi phối, do các yếu tố chủ quan đến từ hiểu biết, trải nghiệm, định kiến,... của cá nhân); Tìm cách khắc phục, giải quyết hậu quả do sai lầm dẫn đến (bắt đầu giải quyết vấn đề từ đâu, cần dựa vào điều gì ở bản thân, cần sự trợ giúp từ ai,...); Nhìn thẳng vào sai lầm, không chống chế, né tránh trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh; Nỗ lực, rèn luyện ý chí, sự tập trung cao độ để đứng dậy từ sai lầm, không sợ hãi trước sai lầm - “Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm”. Mọi sai lầm đều là tài sản, đều là bài học quý báu cho bạn”. “Nếu bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm đi. Đừng lo lắng. Ngã thì lại dậy. Bạn thất bại, bạn lại đứng lên” (Tỉ phú Jack Ma), “Sai lầm là cánh cổng của khám phá” (James Joyce); Đúc rút kinh nghiệm và bài học cho bản thân từ những sai lầm; Bao dung với sai lầm của bản thân và người khác trong cuộc sống, tạo cơ hội cho mình và người khác được sửa sai,...; + Học hỏi từ sai lầm để trưởng thành là một quá trình liên tục, lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, biết vượt lên những lực cản từ chính bản thân; + Học hỏi từ những sai lầm giúp chúng ta tránh được những sai sót đáng tiếc, tránh mắc cùng một lỗi nhiều lần, giúp chúng ta lấy lại được cảm giác thanh thản, cân bằng,... (3) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các minh chứng: Các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu, học hỏi, rút kinh nghiệm từ sai lầm của người đi trước và của chính mình để chinh phục những đỉnh cao mới. Thái độ của họ trước sai lầm là “Tôi chưa thất bại, tôi chỉ là tìm ra 10.000 cách mà sản phẩm chưa hoạt động” (Edison),... Nhiều cựu binh Mỹ tham chiến trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã bày tỏ sự ăn năn, nỗ lực khắc phục sai lầm. John Merson, một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã kể lại trong cuốn sách Những bài học chiến tranh sai lầm khủng khiếp khi nhận ra: “Chúng tôi đã bị lừa bởi những gì mà người ta nói về cuộc chiến”. Trở về từ chiến trường Việt Nam, John Merson đã phải đối diện với những đêm mất ngủ triền miên và ác mộng. Người cựu binh ấy đã trở lại Việt Nam, quay lại chiến trường xưa, nơi ông đã từng được lệnh cầm súng huỷ diệt cuộc sống để nói lời xin lỗi bằng hành động thiết thực. Cuốn sách Những bài học chiến tranh là một phần trong hành trình sửa chữa, khắc phục sai lầm đó - “Viết sách là một cuộc đối thoại không bao giờ kết thúc. Trước khi viết ra, bạn phải nói về nó. Khi đã viết xong, bạn lại nói về những gì mình đã viết. Tôi biết mình đã sai lầm và muốn làm đúng trở lại”... Những câu chuyện của nhiều người trẻ mắc sai lầm và đã đứng dậy từ sai lầm đó (ví dụ chuyện về nhân vật Hiếu PC, về Nguyễn Trung Thành - người thầy bước ra từ bóng tối,...); Những nhân vật trong tác phẩm văn học đã đối mặt như thế nào