PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text [SÓNG] - CHỦ ĐỀ 2 – SÓNG NGANG, SÓNG DỌC, SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG CỦA SÓNG CƠ (File giáo viên).docx

CHUYÊN ĐỀ 2: SÓNG CHỦ ĐỀ 2: SÓNG NGANG. SÓNG DỌC. SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG CỦA SÓNG CƠ (File giáo viên) I. Tóm tắt lý thuyết 2 1. Sóng ngang và sóng dọc 2 2. Quá trình truyền năng lượng bởi sóng 3 II. Bài tập ôn lý thuyết 4 A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT 4 B. BÀI TẬP NỐI CÂU 4 C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 4 III. Bài tập phân dạng 7
I. Tóm tắt lý thuyết 1. Sóng ngang và sóng dọc - Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang. - Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc. - So sánh sóng dọc và sóng ngang Sóng dọc Sóng ngang Giống nhau Đều là sự lan truyền dao động trong môi trường vật chất. Khác nhau Có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng. Có phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với phương truyền sóng. - Ví dụ về sóng dọc và sóng ngang trong thực tiễn: + Sóng âm khi truyền trong không khí hay trong chất lỏng là sóng dọc. Biên độ của sóng âm càng lớn thì biên độ dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng to. Tần số của sóng âm càng lớn thì tần số dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng cao. + Sóng truyền trên mặt nước là sóng ngang. 2. Quá trình truyền năng lượng bởi sóng
- Nguồn sóng là nguồn năng lượng. Sóng mang năng lượng của nguồn đến mọi nơi trên phương truyền sóng. - Mọi sóng mang năng lượng đi xa mà không mang các phần tử vật chất đi cùng. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa chuyển động của sóng và chuyển động của hạt. - Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. - Ví dụ trong thực tế sóng truyền năng lượng: Sóng địa chấn (động đất). - Ánh sáng là sóng, mang năng lượng và truyền được trong chân không. Ánh sáng cũng có những đại lượng đặc trưng như chu kì, tần số, bước sóng và tốc độ truyền sóng. Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 đến 0,76 . - Sóng âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.
II. Bài tập ôn lý thuyết A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống: a. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương …………………... với phương truyền sóng gọi là sóng ngang. b. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương …………………… với phương truyền sóng gọi là sóng dọc. c. Sóng âm khi truyền trong không khí hay trong chất lỏng là …………………… d. Sóng truyền trên mặt nước là…………………….. e. Quá trình truyền sóng là quá trình………………………………... Lời giải: a. vuông góc b. trùng c. sóng dọc d. sóng ngang e. truyền năng lượng B. BÀI TẬP NỐI CÂU Câu 2. Hãy nối những ý ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B. CỘT A CỘT B Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ Sóng ánh sáng truyền được trong Nguồn sóng là Để phân biệt sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào phương dao động và phương truyền sóng.       chân không. 16 Hz - 20 000 Hz nguồn năng lượng. Lời giải: 1 - c, 2 - b, 3 - d, 4 – a. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Chọn câu đúng. A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây. B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang. C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền sóng. D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.