PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chuyên đề Vật lí 11 Kết nối tri thức-Cả năm.pdf

CHUYÊN ĐỀ 1: TRƯỜNG HẤP DẪN BÀI 1: TRƯỜNG HẤP DẪN (5 TIẾT) I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức • Nêu được ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất • Vận dụng được định luận Newton về hấp dẫn cho một số trường hợp chuyển động đơn giản trong trường hấp dẫn • Vận dụng được định luật Newton về hấp dẫn cho một số trường hợp chuyển động đơn giản trong trường hấp dẫn 2. Năng lực Năng lực chung: • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu. • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện nêu được một số kiến thức về trường hấp dẫn. • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến trường hấp dẫn, đề xuất giải pháp giải quyết. Năng lực vật lí: • Nêu được ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất • Vận dụng được định luận Newton về hấp dẫn cho một số trường hợp chuyển động đơn giản trong trường hấp dẫn • Vận dụng được định luật Newton về hấp dẫn cho một số trường hợp chuyển động đơn giản trong trường hấp dẫn • Thảo luận (qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện, nêu được: o Mọi vật có khối lượng đều tạo ra một trường hấp dẫn xung quanh nó
o Trường hấp dẫn là trường lực được tạo ra bởi vật có khối lượng, là dạng vật chất tồn tại quanh một vật có khối lượng và tác dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng đặt trong nó. 3. Phẩm chất • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ. • Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: • Sách Chuyên đề, Sách chuyên đề GV, Giáo án. • Video mô tả chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, của Mặt trăng quanh Trái Đất • Tranh, ảnh theo các hình trong SGK • Máy chiếu, máy tính (nếu có) 2. Đối với học sinh: • Sách Chuyên đề Vật lí 11 • Đọc trước bài học trong SGK. • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến trường hấp dẫn III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Thông qua quan sát, thảo luận, HS xác định được vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: trường hấp dẫn 2. Nội dung: GV cho HS quan sát video về mô hình các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời, HS thảo luận xác định vấn đề bài học 3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về trường hấp dẫn
4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV khai thác lại kiến thức của HS về trọng lực, lực hút của Trái Đất lên các vật và sự chuyển động của mặt trăng quanh Trái Đất, của các hành tinh quanh Mặt Trời. - GV chiếu cho HS quan sát video về sự vận động của vũ trụ (link video) - GV đặt vấn đề và đưa ra câu hỏi gợi mở: Mặt Trời giữa được các hành tinh quanh xung quanh là do có trường hấp dẫn của Mặt Trời tác dụng lực hấp dẫn lên các hành tinh này. Vậy trường hấp dẫn là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Trường hấp dẫn B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu lực hấp dẫn của Trái Đất 1. Mục tiêu: - HS nêu được ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn trên Trái Đất và khái niệm lực hấp dẫn, biểu diễn lực hấp dẫn giữa các vật. 2. Nội dung: GV tổ chức HS thảo luận về câu hỏi tìm hiểu lực hấp dẫn của Trái Đất và trình bày các ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên các vật đứng yên, các vật chuyển động.. 3. Sản phẩm học tập: Rút ra được khái niệm về lực hấp dẫn của Trái Đất và lấy được ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực hấp dẫn. 4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV khai thác kiến thức và vốn sống của HS về trò chơi ném còn - GV chiếu các đoạn video, hình ảnh về trò chơi ném còn cho HS quan sát (link video) - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I (trang 6 SGK) và thảo luận theo câu hỏi bài học để ôn tập lại về chuyển động ném xiên, ném ngang: + Nhắc lại khái niệm về chuyển động ném xiên, chuyển động ném ngang à Chuyển động ném ngang: Chuyển động ném ngang là chuyển động có vận tốc ban đầu theo phương nằm ngang và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực à Chuyển động ném xiên: chuyển động ném xiên là chuyển động của một vật được ném lên với vận tốc ban đầu hợp với phương ngang một góc α (gọi là góc ném). Vật ném xiên chỉ chịu tác dụng của trọng lực. + Câu hỏi SGK – tr6: Để ném được quả còn bay lọt qua được “vòng còn” trên cây cột thì người chơi phải ném xiên hay ném ngang quả còn? - GV nhấn mạnh vào hình dạng quỹ đạo cong xuống khi các vật rơi xuống Mặt Đất. I. LỰC HẤP DẪN CỦA TRÁI ĐẤT * CH (SGK – tr6) Để ném được quả còn bay lọt qua được “vòng còn” trên cây cột thì người chơi phải ném xiên. * HĐ (SGK – tr6) Một số ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên các vật: viên phấn, hòn đá,... khi được thả ra đều rơi xuống mặt đất; Mặt trăng chuyển độn

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.