PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text tài liệu dạy thêm ôn tập văn 10 mới ( dùng chung 3 sách ).Image.Marked.pdf

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN A- CÁC DẠNG VĂN BẢN ,YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA TỪNG DẠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 2018 I. Các dạng văn bản - Văn bản văn học (truyện, thơ, kịch...) - Văn bản nghị luận - Văn bản thông tin II. Yêu cầu cụ thể 1. Văn bản văn học 1.1. Đọc hiểu nội dung - Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản. 1.2. Đọc hiểu hình thức - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của sử thi, truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,... - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ 3 ( người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri) điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,... - Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình. - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền,... 1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối - Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này. - Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản văn học. - Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hoá khác nhau. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm. 1.4. Đọc mở rộng - Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học. - Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình. 2. Văn bản nghị luận 2.1. Đọc hiểu nội dung - Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. - Xác định được ý nghĩa của văn bản. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản. - Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết. 2.2. Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. - Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. 2.3. Liên hệ, so sánh, kết nối Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân. 2.4. Đọc mở rộng Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học. 3. Văn bản thông tin 3.1. Đọc hiểu nội dung - Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. - Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết. 3.2. Đọc hiểu hình thức - Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản. - Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả. - Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin. 3.3. Liên hệ, so sánh, kết nối Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân. 3.4. Đọc mở rộng Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
B – NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN 1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ THỂ LOẠI THẦN THOẠI – SỬ THI I. KIẾN THỨC NGỮ VĂN 1. THẦN THOẠI : - Khái niệm : - Thể loại tự sự dân gian, ra đời sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian. Đó là những truyện có nội dung hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, những nhân vật sáng tạo thế giới...phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người thời nguyên thủy về các hiện tượng tự nhiên và xã hội - Không gian : Không gian vũ trụ nguyên sơ với nhiều cõi khác nhau: cõi trời, cõi đất, cõi nước. ba cõi này biến chuyển, liên thông với nhau. - Thời gian : Là thời gian của quá khứ thời nguyên thủy, không được xác định cụ thể Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ, thường diễn ra theo trình tự vốn có. - Nhân vật : Các vị thần có ngoại hình và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Họ đều có công tạo lập thế giới, có hình hài kỳ dị đặc biệt. - Cốt truyện : Cốt truyện xoay quanh lí giải các hiện tượng tự nhiên và xã hội, sự hình thành thế giới. Thường có cốt truyện đơn giản: có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại”). - Người kể chuyện, lời kể chuyện : Người kể chuyện thường ở ngôi thứ 3, là tác giả dân gian (người kể chuyện toàn tri) . Lời kể thần thoại: hồn nhiên, chất phác, bay bổng, lãng mạn. - Giá trị tác phẩm : - Thần thoại cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại. Ra đời trong “tuổi ấu thơ” của loài người nên thần thoại mang tính nguyên hợp: chứa đựng các yếu tố nghệ thuật, tôn giáo, triết học, lịch sử, ... Vì vậy, thần thoại có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lưu giữ di sản văn hoá nguyên thuỷ của cộng đồng. 2. SỬ THI - Khái niệm : - Còn gọi là anh hùng ca. Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng hào hùng, kì vĩ để kể về những người anh hùng, những sự kiên lớn có ý nghĩa trọng đại với dân tộc, diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. - Không gian : Không gian cộng đồng, bao gồm không gian thiên nhiên, không gian xã hội - Thời gian : Là thời gian quá khứ thời cổ đại, gắn liền với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ. - Nhân vật : Người anh hùng hội tụ nhiều vẻ đẹp, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và trí tuệ, có phẩm chất tốt đẹp, luôn xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên. - Cốt truyện : Cốt truyện sử thi xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng địa bàn cư trú. Kể về những chiến công của những người anh hùng bộ tộc. - Người kể chuyện, lời kể chuyện : Người kể chuyện thường ở ngôi thứ 3, là tác giả dân gian (người kể chuyện toàn tri). Lời kể trong sử thi thành kính, trang trọng; nhịp điệu châm rãi; trần thuật tỉ mỉ, lặp đi lặp lại
những từ ngữ khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật, sự vật, thường xuyên sử dụng thủ pháp so sánh trùng điệp. Lời người kể chuyện và cả lời nhân vật nhiều khi mang tính khoa trương, cường điệu. - Giá trị tác phẩm : Sử thi không chỉ lưu dấu những biến cố quan trọng trong lịch sử của một cộng đồng, mà còn phản ánh diện mạo đời sống tinh thần, hệ giá trị, niềm tin của cộng đồng ấy. Nhiều chủ đề trong sử thi vẫn có ý nghĩa lớn đối với nhân loại. Những tác phẩm sử thi như Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na (Ấn Độ); I-li-át, Ô-đi-xê (Hy Lạp); Đăm Săn (Việt Nam); ... vẫn tiếp tục khơi nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tạo thuộc nhiều loại hình nghệ thuật đời sau. II. HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM Ở BA BỘ SÁCH 1.CÁNH DIỀU : a. Thần thoại : - Thần Trụ trời - Hê-ra-clét đi tìm táo vàng - Nữ Oa b. Sử thi : - Ra – ma buộc tội - Chiến thắng Mtao Mxây 2. KẾT NỐI TRI THỨC : a. Thần thoại : - Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: Thần Sét, Thần Gió, Thần Trụ trời - Tê - dê b. Sử thi : - Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác - Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời 3. CHÂN TRỜI SÁNG TẠO : a. Thần thoại : - Thần Trụ trời - Prô-mê-tê và loài người - Đi san mặt đất - Cuộc tu bổ lại các giống vật b. Sử thi : - Gặp Ka-ríp và Xi-la - Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây -Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời III. TÌM HIỂU CHI TIẾT CÁC TÁC PHẨM 1.Thần Trụ Trời : - Xuất xứ : Thần thoại suy nguyên Việt Nam - Không gian : Trời và đất, vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể: “Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.” - Thời gian : Cổ sơ, không xác định: “Thủa ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người”. - Cốt truyện : Kể về quá trình kiến tạo thế giới của Thần Trụ Trời: tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời. Thần hì hục đào, đắp, cột đá cao lên đẩy vòm trời lên mãi mây xanh. Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi à tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao là mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.