PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 27 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 27 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Phiên mã ngược là quá trình tổng hợp A. RNA từ DNA. B. cDNA từ RNA. C. Protein từ RNA. D. RNA từ RNA. Câu 2: Khi nói về van tim, phát biểu nào sau đây sai? A. Ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất. B. Giữ cho máu chảy theo một chiều. C. Điều chỉnh sự tốc độ co bóp của tim. D. Bao gồm van hai lá và van ba lá. Câu 3: Hình 1 mô tả một tế bào sẽ trải qua quá trình nguyên phân: Hình 1 Hình nào dưới đây minh họa nhân của các tế bào con được tạo ra từ một lần phân bào nguyên phân bình thường từ tế bào mẹ đã cho? A. B. C. D. Câu 4: Một thí nghiệm được bố trí như trong Hình 2. Hình 2 Thí nghiệm trên chứng minh giả thuyết nào sau đây? A. Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho quá trình sinh sản ở thực vật. B. Thực vật không thể tổng hợp glucose nếu không có ánh sáng. C. Quá trình tổng hợp protein diễn ra trong lá cây. D. Thực vật cần phân bón để phát triển khỏe mạnh. Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Hình 3 mô tả cây phát sinh chủng loại minh họa mối quan hệ tiến hóa giữa vi khuẩn, vi sinh vật cổ và sinh vật nhân thực.
Hình 3 Câu 5: Quan sát Hình 3 và cho biết nhận định nào sau đây đúng? A. So với vi khuẩn thì vi sinh vật cổ có tổ tiên gần với sinh vật nhân thực hơn. B. Sinh vật nhân thực tiến hóa trực tiếp từ các loài vi khuẩn và vi sinh vật cổ. C. Nhóm sinh vật nhân thực xuất hiện trước vi khuẩn. D. Vi sinh vật cổ và vi khuẩn không có tổ tiên chung. Câu 6: Hai dấu chấm đen trên hình có thể đại diện cho sự kiện nào trong lịch sử tiến hóa? A. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất. B. Sự kiện tách biệt của vi sinh vật cổ và vi khuẩn. C. Sự xuất hiện của bào quan trong tế bào nhân thực. D. Sự tuyệt chủng hàng loạt các loài vi khuẩn cổ. Câu 7: Điều kiện nào sau đây có thể dẫn đến cách li địa lí? A. Dịch bệnh làm giảm số lượng cá thể trong quần thể. B. Một con sông lớn ngăn cách hai nhóm cá thể của cùng một loài. C. Một số cá thể thích nghi với tập tính sinh sản khác nhau. D. Một loài côn trùng bị tác động bởi chất hóa học trong môi trường. Câu 8: Trong quần thể, hình thức giao phối nào sau đây làm tăng nhanh nhất tỉ lệ kiểu gene đồng hợp tử? A. Giao phối cận huyết. B. Giao phối có chọn lọc. C. Lai khác dòng đơn. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 9: Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 allele của 1 gene quy định. Cho biết người được đánh dấu hoa thị (*) không mang allele gây bệnh và không có đột biến nào khác xảy ra một cách tự phát. Bệnh này di truyền do gene A. trội nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. C. trội liên kết nhiễm sắc thể X. D. lặn liên kết nhiễm sắc thể X. Dùng thông tin sau để trả lời câu 10 và câu 11: Hình 4 minh họa vai trò của protein TET trong quá trình oxygen hóa 5mC thành 5hmC và sự tương tác của yếu tố phiên mã với nucleosome để điều chỉnh biểu hiện gene. Hình 4A mô tả hoạt động của protein TET, khi TET xúc tác quá trình chuyển đổi 5-methylcytosine (5mC) thành 5-hydroxymethylcytosine (5hmC). Hình 4B minh họa vai trò của yếu tố phiên mã (TF) trong quá trình điều chỉnh hoạt động của TET. Khi TF₁ liên kết
với nucleosome thì TET được gắn với vị trí tại đó, oxygen hóa 5mC thành 5hmC. TF₂ được gắn tiếp theo , với TF₁ làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể, có thể liên quan đến quá trình kích hoạt enhancer (một yếu tố tăng cường phiên mã). Hình 4 Câu 10: Yếu tố nào có thể làm tăng hoạt động của TET? A. 2-HG. B. Thiếu oxygen. C. Vitamin C. D. Succinate. Câu 11: Trong quá trình hoạt động của TET, điều gì xảy ra với cấu trúc nhiễm sắc thể? A. DNA bị đóng chặt hơn, ngăn cản sự tiếp cận của các yếu tố phiên mã. B. DNA mở hơn, NST dãn xoắn tạo điều kiện cho yếu tố phiên mã gắn vào. C. Histone bị loại bỏ hoàn toàn khỏi DNA tạo điều kiện cho yếu tố phiên mã gắn vào. D. DNA bị phá hủy thành các đoạn nhỏ, ngăn cản sự tiếp cận của các yếu tố phiên mã. Câu 12: Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân của cạnh tranh trong loài? A. Nguồn thức ăn bị hạn chế. B. Thiếu bạn tình giao phối. C. Môi trường sống bị thu hẹp. D. Sự xuất hiện của kẻ săn mồi. Câu 13: Penicillin được sản xuất trong một bể lên men bằng phương pháp nuôi cấy nấm Penicillium. Hình 5 thể hiện biểu đồ về sự thay đổi khối lượng nấm Penicillium sống và nồng độ penicillin theo thời gian. Hình 5 Thời điểm tốt nhất để thu hoạch penicillin? A. Ngày thứ 2. B. Ngày thứ 3. C. Ngày thứ 4. D. Ngày thứ 5. Câu 14: Hình 6 mô tả cấu trúc vòng lặp trong nhiễm sắc thể của ruồi giấm khi các nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp trong giảm phân. Đây là dấu hiệu của một dạng đột biến nhiễm sắc thể. Hình 6 Sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể trong trường hợp này thuộc loại đột biến nào? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 15: Trong liệu pháp gene, các khiếm khuyết về gene có thể được chữa khỏi ở giai đoạn trẻ em hoặc giai đoạn
A. người lớn. B. thiếu niên. C. già. D. phôi thai. Câu 16: Hình 7 mô tả số lượng NST ở các tế bào soma của các cơ thể thuộc cùng một loài thực vật. Tế bào nào sau đây thuộc dạng đột biến lệch bội dạng thể một? A. Tế bào 2. B. Tế bào 1. C. Tế bào 4. D. Tế bào 3. Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Hình 8 mô tả chu trình vật chất trong một hệ sinh thái trên cạn, trong đó A, B, C, D là các loài đại diện cho các mắc xích của lưới thức ăn. Hình 8 Câu 17: Mắt xích nào dưới đây đại diện cho động vật ăn thực vật? A. Loài B. B. Loài A. C. Loài D. D. Loài C. Câu 18: Nếu bạn muốn giảm lượng CO₂ phát thải trong gia đình, biện pháp nào sau đây là hợp lý nhất? A. Trồng thêm cây xanh xung quanh nhà. B. Sử dụng bếp than trong nấu ăn gia đình. C. Đốt rác để giảm lượng rác thải nhựa. D. Sử dụng xe máy thường xuyên hơn. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình 9 mô tả con đường sinh tổng hợp sắc tố hoa của một loài thực vật. Hình 9 Cho biết allele A tổng hợp Enzyme A biến đổi sắc tố trắng P₀ thành một sắc tố trắng khác P₁, allele B tổng hợp enzyme B biến đổi sắc tố trắng P₁ thành sắc tố hồng P₂, allele C tổng hợp enzyme C biến đổi sắc tố hồng P 2 thành sắc tố đỏ P₃. Các allele a, b, c đều không thực hiện được các chức năng này. Gene D quy định một polypeptide ức chế hoạt động của enzyme C, trong đó allele D ức chế quá trình biến đổi P₂ thành P₃, allele d không có chức năng ức chế, do đó không ngăn cản quá trình này. Màu sắc hoa phụ thuộc vào sự kết hợp của bốn gene này và chúng phân li độc lập. Cho phép lai P: AAbbCCDD × aaBBccdd thu được F1 sau đó cho F1 tự thụ thu được F2.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.