Content text 1.3- Những chiếc lá thơm tho.docx
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8_CTST Năm học 2023 - 2024 GV: Trường 1 Bài 1 ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM NHỮNG CHIẾC LÁ THƠM THO – Trương Gia Hoà – I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu hơn về chủ điểm “Những gương mặt thân quen” thông qua việc liên hệ, kết nối với 2 văn bản “Trong lời mẹ hát” và “Nhớ đồng”. - Có thêm sự hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Trương Gia Hoà. 2. Năng lực - Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm và trình bày sản phẩm học tập. - Biết trình bày cảm nghĩ, tình cảm của bản thân. - Biết liên hệ, xâu chuỗi vấn đề ở các văn bản trong cùng một chủ điểm. 3. Phẩm chất: - Biết yêu thương, quan tâm những người gần gũi, xung quanh mình. - Trân trọng những giá trị cuộc sống đem lại cho mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị: máy tính, máy chiếu… - Học liệu: video, hình ảnh, phiếu học tập có liên quan đến nội dung của tiết học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5’) a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của tiết học qua việc huy động kiến thức nền từ việc quan sát hình ảnh trong cuộc sống. b. Nội dung: - GV: sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của tiết đọc – hiểu văn bản. - HS: quan sát hình ảnh, suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: - HS nêu được tên của những chiếc lá. - Học sinh nêu cảm nhận: hình ảnh chiếc lá là hình ảnh gần gũi, thân quen với chúng ta. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV: Trước khi vào nội dung chính của tiết học này, cô mời các em quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi: 1. Tên của các loại lá mà các em nhìn thấy trong các bức hình này?
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8_CTST Năm học 2023 - 2024 GV: Trường 2 2. Em hãy cho biết công dụng của các loại lá này? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: chiếu hình ảnh. HS: - Nhận nhiệm vụ. - Quan sát hình ảnh và suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời. - Sau khi trả lời xong câu hỏi số 1, HS nghe câu hỏi số 2 và suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV: mời một vài HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS: trả lời câu hỏi 1, 2. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung thêm thông tin (nếu cần). - Kết nối vào nội dung đọc - hiểu văn bản:……….. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30’) I. Trải nghiệm cùng văn bản (10 phút) 1. Tác giả Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những thông tin cơ bản về tác giả Trương Gia Hoà. Nội dung: GV: sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh (HS) thực hiện nhiệm vụ. HS: chuẩn bị phiếu học tập số 1 ở nhà và thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (GV) giao. Tổ chức thực hiện Sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS mở PHT số 1 (?) Trình bày những thông tin chính về tác giả Trương Gia Hoà? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý: tra cứu trên Google để hoàn thiện PHT số 1. HS: mở PHT số 1, xem lại thông tin trong PHT số 1. Bước 3: Báo cáo thảo luận GV: mời HS trình bày sản phẩm (PHT số 1) HS: - Đại diện trình bày thông tin về tác giả Trương Gia Hoà. - Những HS còn lại lắng nghe, theo dõi bạn trình bày, sau đó nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho sản - Trương Gia Hoà: sinh năm 1975. - Quê: Trảng Bàng, Tây Ninh.
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8_CTST Năm học 2023 - 2024 GV: Trường 3 phẩm của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV: - Nhận xét phần chuẩn bị của HS, nhận xét sản phẩm trình bày của HS cũng như lời bổ sung của HS khác (nếu có). - Chốt sản phẩm lên màn hình và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo. - Sự nghiệp sáng tác: Trương Gia Hoà xuất hiện trên văn đàn từ giữa những năm 1990 khi đang còn là sinh viên khoa Ngữ văn – Báo chí trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Tp. HCM. Ra trường, bà làm biên tập viên Nhà xuất bản Văn nghệ, biên tập viên báo Sài Gòn Tiếp thị, báo Pháp luật. Sau vì lý do sức khoẻ, bà làm việc tự do. Tác giả Trương Gia Hoà có nhiều thơ, tản văn, truyện ngắn in trên các báo và tạp chí. Bà là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. - Tác phẩm: Sóng sánh mẹ và anh (thơ, 2005), Đêm nay con có mơ không? (tản văn, 2017), Sài Gòn thềm xưa nắng rụng (tản văn, 2018). - Giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm Đêm nay con có mơ không?. Chuyển dẫn: Văn bản “Những chiếc lá thơm tho” trích từ cuốn “Sài Gòn thềm xưa nắng rụng”. 2. Tác phẩm Mục tiêu: - Trình bày những thông tin chính về văn bản “Những chiếc lá thơm tho”: + Xuất xứ + Thể loại + Phương thức biểu đạt + Nhân vật chính + Ngôi kể + Bố cục Nội dung: GV: Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh (HS) thực hiện nhiệm vụ. HS: Chuẩn bị phiếu học tập số 2 ở nhà và thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (GV) giao. Tổ chức thực hiện Sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS mở PHT số 2. - Chia nhóm cặp đôi theo bàn. - Nhiệm vụ: - Xuất xứ: trích trong cuốn tản văn “Sài Gòn thềm xưa nắng rụng”, xuất bản năm 2018. - Thể loại: tản văn - Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8_CTST Năm học 2023 - 2024 GV: Trường 4 + Hoán đổi PHT cho nhau + 1 phút HĐ cá nhân: xem lại PHT đã chuẩn bị. + 2 phút tiếp theo: trao đổi, chia sẻ để thống nhất nội dung trong PHT số 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý: bằng sự chuẩn bị PHT ở nhà, em hãy đọc PHT của bạn xem có nội dung nào cần trao đổi hay không? HS: đọc PHT số 2 của bạn và đánh dấu nội dung khác biệt để trao đổi. Bước 3: Báo cáo thảo luận GV: chỉ định một số cặp đôi trình bày sản phẩm (PHT số 2). HS: - Đại diện cặp đôi trình bày từng nội dung trong PHT số 2. - Những cặp đôi còn lại lắng nghe, theo dõi bạn trình bày, sau đó nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho sản phẩm cặp đôi của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV: - Nhận xét sản phẩm trình bày của HS cũng như lời bổ sung của HS khác (nếu có). - Chốt sản phẩm lên màn hình và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo. cảm - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - Nhân vật chính: bà - Bố cục: 3 phần + Phần 1 (từ đầu đến nên tôi uống thuốc hoài): kỷ niệm tuổi thơ gắn với những chiếc lá bà bày tôi cách dùng. + Phần 2 (tiếp theo đến bỏ hết mọi thứ): kỷ niệm tuổi thơ gắn với tình cảm bà dành cho ông lúc mất. + Phần 3 (phần còn lại): suy nghĩ về bà và những chiếc lá. Chuyển dẫn: Qua phần tìm hiểu tác phẩm vừa rồi, các em đã biết nhân vật chính của văn bản này là người bà. Cô chắc rằng trong số các em, có không ít bạn từ nhỏ sống cùng bà. Bây giờ cô trò chúng ta sẽ cùng tác giả Trương Gia Hoà đi về một miền ký ức tươi đẹp – nơi ấy có bà và những chiếc lá “thần kỳ”. II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Hình ảnh người bà Mục tiêu: - HS phát hiện được chi tiết về người bà. - Hiểu và cảm nhận được hình ảnh người bà. Nội dung: GV: sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.