PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ (120 câu).docx

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 5 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nửa đêm hôm ấy, Thạch Sanh đang lim dim đôi mắt thì Chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh giơ vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép thoắt biến, thoắt hiện, nhưng Thạch Sanh không núng, chàng cũng giở phép tấn công liên tiếp. Chỉ một lúc sau, yêu quái bị lưỡi búa của chàng xả làm đôi, hiện nguyên hình là một con trăn lớn. Chàng vội chặt lấy đầu và nhặt bộ cung tên bằng vàng của yêu quái xách về. (Truyện cổ tích Việt Nam, Thạch Sanh) Trong đoạn trích, điều nào sau đây không phù hợp với phong cách ngôn ngữ của truyện cổ tích? A. Chằn tinh thoắt biến, thoắt hiện, thể hiện sự huyền bí. B. Thạch Sanh dùng lưỡi búa tiêu diệt Chằn tinh và nhặt cung tên vàng. C. Thạch Sanh sử dụng chiến thuật hiện đại để đánh bại yêu quái. D. Sự đối đầu giữa người anh hùng và yêu quái mang tính phi thường. Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Vào một buổi sáng tháng tư đẹp trời, Guiliano nhận được tin có một tên nom có vẻ khả nghi, có thể là lính kín lắm. Gã cứ dò la để xin “đăng lính” cho Guiliano. Gã ngồi chờ ở quảng trường trung tâm thị trấn Montelepre. Guiliano phái Terranova và bốn tay anh em nữa đi thẩm tra. Nếu coi bộ xài được thì dắt về. Nếu là cớm, là lính kín chơi trò khổ nhục kế thì cứ việc khử luôn. (Mario Puzo, Sicily-Miền đất dữ) Hành động của Guiliano trong đoạn trích phản ánh điều gì về bối cảnh xã hội mà nhân vật đang sống? A. Một xã hội đầy rẫy sự nghi kỵ và bạo lực, nơi các mối đe dọa luôn rình rập. B. Một xã hội có tổ chức nghiêm ngặt, nơi mọi người tuân thủ mệnh lệnh một cách tuyệt đối. C. Một xã hội coi trọng lòng trung thành và sự tin tưởng trong các mối quan hệ. D. Một xã hội lấy việc trừng phạt làm công cụ duy nhất để giải quyết xung đột.
Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tối đó, nàng bồn chồn, đứng ngồi chẳng yên chỉ mong chóng tới khuya đặng báo tin lành này cho Tú Trung. Nàng chờ khuya rồi mới tắt đèn tối hù đoạn buông tấm vải trắng dọc theo mặt tiền nhà đoạn về nằm trên giường quấn châm vào khúc dây nối liền với tấm vải trắng dùng để kéo Tú Trung lên. Đêm đó, khi tiếng mõ từ xa vẳng lại được một lát thì cái dây giựt mạnh. Thục Ngọc chồm dậy xỏ chân vô hài rồi chạy lại nắm đầu tấm vải trắng, hơi nhún chân để lấy đà kéo mạnh. Một kéo, hai kéo rồi ba bốn kéo… một bóng đem bước vội qua thành cửa sổ. Thục Ngọc kéo thêm một sải nữa tấm vải trắng chạy tuột hẳn vô trong lầu, tòn ten bên cạnh bóng đen. Thục Ngọc khẽ cất tiếng gọi như để hướng dẫn người tình trong đêm tối… Tú Trung, đúng bóng đen ấy là Tú Trung, cứ yên lặng theo đúng ước hiệu bình tĩnh mà bước tới. (Nguyễn Văn Thuý, Bao công xử án) Trong đoạn trích, chi tiết “Thục Ngọc kéo thêm một sải nữa tấm vải trắng chạy tuột hẳn vô trong lầu, tòn ten bên cạnh bóng đen” cho thấy điều gì về cách tác giả xây dựng không gian câu chuyện? A. Không gian tĩnh lặng, đầy căng thẳng được tạo ra qua các hành động tỉ mỉ và chi tiết. B. Không gian bí ẩn, gợi sự hồi hộp với những âm thanh và hình ảnh mờ nhạt trong bóng tối. C. Không gian kịch tính, sử dụng các yếu tố bất ngờ để đẩy cao trào của câu chuyện. D. Không gian lãng mạn, gắn liền với những biểu tượng của tình yêu trong đêm khuya. Câu 4: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: Sinh có nhân thân, Ấy là hoạ cả; Ai hay cốc được, Mới ốc là đã. Tuần này mà ngẫm, Ta lại xá ta; Đắc ý cong lòng, Cười riêng ha hả. … (Trần Nhân Tông, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca)
Xác định thể loại của đoạn trích? A. Phú. B. Kinh thi. C. Cổ phong (cổ thể). D. Đường luật. Câu 5: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Rồi Mai kể cho Lộc nghe hết mọi việc đã xảy ra dòng dã trong sáu năm trời từ khi hai người xa cách. Giọng Mai bình tĩnh ôn tồn, có khi cô làm ra tự nhiên, để thuật lại từng mẩu đời ký vãng. Nhưng tới nhiều đoạn, Mai cảm động quá phải ngừng lại, hoặc vờ cúi xuống cái gắp than cời củi, hoặc đưa ngầm vạt áo quay ra phía sau lau nước mắt. Còn Lộc thì trong lòng tê tái, chàng cũng không khóc được mà cũng không nói được câu gì. Cổ chàng khô ráo mà tim chàng như ngừng đập. Tựa người không hồn, chàng ngồi nghe Mai nói, giọng nói đều đều, se sẽ. Thỉnh thoảng chàng hối hận quá, chàng buông tiếng thở dài não ruột. Gặp đoạn Mai kể lể lòng thương mến đối với kẻ xa xôi, thì chàng lại càng hối hận. Nhưng đây sự hối hận đi liền với cảm giác sung sướng, êm đềm. Một lần chàng như điên cuồng, rùng mình, hai tay nắm chặt lấy bàn tay Mai. Và thì thầm chàng nói: - Em tha lỗi cho anh, em thương hại anh, anh khổ sở lắm. (Khái Hưng, Nửa chừng xuân) Trong đoạn văn trên, ý nào sau đây không đúng với nội dung được đề cập? A. Mai kể lại cho Lộc nghe toàn bộ những sự việc xảy ra trong sáu năm xa cách. B. Có lúc Mai phải dừng lại giữa chừng để che giấu cảm xúc của mình. C. Lộc cảm thấy hối hận và khổ sở khi nghe Mai kể chuyện. D. Giọng nói của Mai luôn đều đều và không bị cảm xúc chi phối. Câu 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đến khoảng nửa triệu năm về trước, hóa thạch người đã khác với các bộ xương Homo erectus cổ hơn ở chỗ sọ lớn hơn, tròn và ít góc cạnh hơn. Sọ người châu Phi và người châu Âu cách đây nửa triệu năm khá giống sọ người hiện đại chúng ta nên được xếp vào loài Homo sapiens thay vì Homo erectus. Sự phân biệt này là võ đoán, bởi Homo erectus đã tiến hóa thành Homo sapiens. Tuy nhiên, những người Homo sapiens xa xưa đó vẫn còn khác với chúng ta ở các chi tiết xương, sọ nhỏ hơn nhiều so với chúng ta, và khác biệt khá nhiều so với chúng ta ở công cụ chế tác và hành vi. Các dân tộc dùng công cụ bằng đá ở thời hiện đại, chẳng hạn như cụ tổ mấy đời của Yali, hẳn sẽ khinh miệt

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.