Content text [DAO ĐỘNG] - CHỦ ĐỀ 1 - DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (File Học Sinh).docx
CHUYÊN ĐỀ 1: DAO ĐỘNG CHỦ ĐỀ 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (File học sinh) I. Tóm tắt lý thuyết 2 1. Dao động cơ 2 2. Dao động điều hòa 2 3. Đồ thị dao động điều hòa 2 II. Bài tập ôn lý thuyết 4 A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾN 4 B. BÀI TẬP NỐI CÂU 4 C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 4 III. Bài tập phân dạng 7 DẠNG 1: Xác định biên độ, pha, li độ dựa vào phương trình 7 DẠNG 2: Xác định biên độ, pha, li độ dựa vào phương trình 10
I. Tóm tắt lý thuyết 1. Dao động cơ - Dao động cơ học nói chung là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng xác định. - Dao động tuần hoàn là dao động cơ mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ. - Dao động tuần hoàn có thể có mức độ phức tạp khác nhau tùy theo vật hay hệ vật dao động. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa. - Dao động tự do: Dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực (dao động riêng) 2. Dao động điều hòa - Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côssin (hay sin) theo thời gian. - Phương trình được gọi là phương trình dao động điều hòa. Với: x: Li độ (m hoặc cm) A: Biên độ (m hoặc cm) (t + ): Pha dao động (rad). : Pha ban đầu (rad) 3. Đồ thị dao động điều hòa Đường biểu diễn li độ với φ = 0
II. Bài tập ôn lý thuyết A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾN Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống: a. Dao động cơ học nói chung là chuyển động ………………… trong không gian, lặp lại nhiều lần quanh một…………………………... b. Dao động cơ của một vật có thể là …………………. hoặc không tuần hoàn. c. Dao động tuần hoàn là dao động cơ mà sau những khoảng thời gian………………., vật trở lại ……………….. theo hướng cũ. d. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là …………………. e. Dao động điều hòa là dao động trong đó ……………… của vật là một hàm côsin (hay sin)…………………. f. Phương trình ………………… được gọi là phương trình dao động điều hòa. B. BÀI TẬP NỐI CÂU Câu 2. Hãy nối những kí hiệu tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B CỘT A CỘT B x A (t + ) Pha ban đầu (rad) Pha dao động (rad) Li độ (m hoặc cm) Biên độ (m hoặc cm) C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Theo định nghĩa. Dđđh là A. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. B. chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi. C. hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. D. chuyển động có phương trình mô tả bởi hình sin hoặc cosin theo thời gian. Câu 2: Chọn phát biểu đúng nhất? Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên một đường kính A. là một dđđh B. được xem là một dđđh. C. là một dao động tuần hoàn D. không được xem là một dđđh. Câu 3: Vật dđđh theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng. B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi. C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình cos.