PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề luyện thi đánh giá năng lực ĐHQG HCM - Đề 7 - có lời giải.pdf

Trang 1 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NĂM 2022 ĐỀ SỐ 7 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Tổng số câu hỏi: 120 câu Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm 4 lựa chọn (Chỉ có duy nhất 1 phương án đúng) và điền đáp án đúng Cách làm bài: Làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm CẤU TRÚC BÀI THI Nội dung Số câu Phần 1: Ngôn ngữ 1.1. Tiếng Việt 20 1.2. Tiếng Anh 20 Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu 2.1. Toán học 10 2.2. Tư duy logic 10 2.3. Phân tích số liệu 10 Nội dung Số câu Giải quyết vấn đề 3.1. Hóa học 10 3.2 Vật lí 10 3.3. Sinh học 10 3.4. Địa lí 10 3.5. Lịch sử 10
Trang 2 PHẦN 1. NGÔN NGỮ 1.1. TIẾNG VIỆT Câu 1 (NB): Phần gạch chân trong câu văn: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều”, là thành phần nào của câu? A. Thành phần tình thái B. Thành phần gọi – đáp C. Thành phần cảm thán D. Thành phần phụ chú Câu 2 (NB): Truyện Tam đại con gà thuộc thể loại truyện dân gian nào? A. Truyền thuyết B. Truyện cười C. Truyện cổ tích D. Sử thi Câu 3 (NB): Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “No cơm ấm....” A. lòng B. bụng C. dạ D. cật Câu 4 (VD): “Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng/ Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển? A. Bông liễu. B. Nách tường. C. Láng giềng. D. Oanh vàng. Câu 5 (NB): Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nhà em có một giàn giầu, / Nhà anh có một ... liên phòng” (Tương tư – Nguyễn Bính) A. Hàng tre B. Hàng chuối C. Hàng mơ D. Hàng cau Câu 6 (TH): “Anh dắt em qua cầu/ Cởi áo đưa cho nhau/ Nhớ về nhà dối mẹ/ Gió bay rồi còn đâu.” (Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách). Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ: A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. thơ hiện đại. Câu 7 (TH): “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lí chói qua tim” (Từ ấy, Tố Hữu) thuộc dòng thơ: A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. cách mạng. Câu 8 (NB): Dòng nào sau đây nêu chính xác các từ láy? A. Xinh xinh, thấp thoáng, buôn bán, bạn bè. B. Tươi tắn, đẹp đẽ, xa xôi, tươi tốt. C. Đỏ đen, lom khom, ầm ầm, xanh xanh. D. Lấp lánh, lung linh, lao xao, xào xạc. Câu 9 (NB): Chọn từ viết sai chính tả trong các từ sau: A. Lãng mạn B. Sáng lạng C. Xuất sắc D. Trau chuốt Câu 10 (TH): Từ nào bị sử dụng sai trong câu sau: “Mặc cho bom rơi đạn lạc, người chiến sĩ vẫn ngang nhiên cầm súng xông ra chiến trường.” A. xông ra. B. người chiến sĩ. C. ngang nhiên. D. đạn lạc. Câu 11 (TH): Phát hiện lỗi sai trong câu sau : Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên. A. Sai về nghĩa B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu cả vị ngữ và chủ ngữ D. Thiếu vị ngữ
Trang 3 Câu 12 (TH): “Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại... Thạch Lam là một người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.” (SGK Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, tr.94) Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tinh tế” có nghĩa là: A. nhạy cảm, tế nhị, có khả năng đi sâu vào những chi tiết rất nhỏ, rất sâu sắc. B. tư chất nghệ sĩ. C. sự không chuyên, thiếu cố gắng. D. thấu hiểu sự đời. Câu 13 (NB): “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi.” (Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Nguyễn Trung Thành) Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên. A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng. B. Hai câu trên không sử dụng phép liên kết. C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết đối. D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp. Câu 14 (TH): “Nhân dịp ông đi công tác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để chuẩn bị cho việc xây dựng một số tuyến đường giao thông theo dự án.” Đây là câu: A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ. C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. sai logic. Câu 15 (VD): Trong các câu sau: I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều khu vực. II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên. III. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa. IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi. Những câu nào mắc lỗi? A. I và II. B. III và IV. C. I và III. D. II và IV. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20 “Không ai muốn chết. Ngay cả những người muốn được lên thiên đường, cũng không muốn phải chết để tới đó. Nhưng Cái Chết là đích đến mà tất cả chúng ta đều phải tới. Chưa ai từng thoát khỏi nó. Và nên là như thế, bởi có lẽ Cái Chết là phát minh tuyệt vời nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ cái cũ để mở đường cho cái mới. Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn có hạn nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là có can
Trang 4 đảm để đi theo trái tim và trực giác của mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu...” (Bài phát biểu tại Lễ Tốt nghiệp tại Stanford, Steve Job) Câu 16 (NB): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh Câu 17 (NB): Phong cách ngôn ngữ của văn bản là: A. Sinh hoạt. B. Chính luận. C. Nghệ thuật. D. Báo chí. Câu 18 (TH): Theo tác giả, cái gì là đích đến mà chúng ta đều phải tới? A. Cái chết B. Sự sống C. Thành công D. Trưởng thành Câu 19 (TH): Từ “thứ yếu” trong câu văn “Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu...” có nghĩa là: A. Quan trọng B. Cấp bách C. Cần thiết D. Không quan trọng lắm Câu 20 (TH): Chủ đề chính của đoạn văn là: A. Cuộc sống là không chờ đợi B. Cần sáng tạo không ngừng trong cuộc sống C. Mọi thành công cần trải qua nỗ lực D. Chấp nhận thủ tiêu những yếu tố lạc hậu, cũ kĩ để tự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Đủ niềm tin để làm việc mình muốn, sống là chính mình. 1.2. TIẾNG ANH Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank. Câu 21 (NB): Susan has achieved great ______ in her career thanks to her hard work. A. success B. succeed C. successful D. successfully Câu 22 (TH): Only after he ______ the job as a computer programmer did he realise how much he loved it. A. has left B. had left C. was leaving D. would leave Câu 23 (NB): He promised ______ his daughter a new bicycle as a birthday present. A. buy B. to buy C. on buying D. at buying Câu 24 (TH): I feel sorry for her. She has ________ friends. A. many B. a few C. few D. a great deal of Câu 25 (NB): The number of people isolated from corona virus in Vietnam as of March 9 is ______ than that of last week due to the infection from Ms. N. A. largest B. larger C. large D. more large Question 26 – 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet. Câu 26 (NB): Parents’ choice for their children’s names are based on names of their relatives or ancestors. A. choice B. their C. are based D. relatives

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.