PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ 6. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (File HS).pdf

CHUYÊN ĐỀ 6. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1: Bài toán về độ tan ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường; 3,6 gam muối ăn. (a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước. (b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm)? Câu 2. (a) Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước thay đổi như thế nào? (b) Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào? KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Dung dịch, chất tan và dung môi - Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. - Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. II. Độ tan 1. Định nghĩa: Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. (S: độ tan (g); mct: khối lượng chất tan (g)) 2. Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan - Độ tan của chất rắn tăng nếu tăng nhiệt độ. - Độ tan của chất khí tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất. III. Nồng độ dung dịch 1. Nồng độ phần trăm (C%) là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. 2. Nồng độ mol (CM) là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch 1. Nồng độ mol 2. Nồng độ phần trăm 3. Khối lượng riêng Công thức ⇒ n = CM.V; Ý nghĩa CM: nồng độ mol của dd (mol/L hay M) V: thể tích dung dịch (L) mct: khối lượng chất tan (g) mdd: khối lượng dung dịch (g) D: khối lượng riêng của dd (g/mL). Vdd: thể tích dung dịch (mL) IV. Pha chế dung dịch Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng. Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định. Pha chế một dd theo nồng độ phần trăm (C%) Pha chế một dd theo nồng độ mol (CM) - Tính khối lượng chất tan cho vào. - Tính khối lượng hay thể tích nước cần cho sự pha chế (d = 1g/mL) - Tính số mol chất tan. - Tính khối lượng chất tan. - Xác định thể tích nước cần cho sự pha chế (bằng với thể tích dung dịch cần pha). 2ct H O m S .100 m  M n C V  M n V C  ct dd m C% .100% m  dd dd m D V 
Câu 3. [CTST - SGK] Hãy giải thích tại sao: (a) Khi pha nước chanh đá, người ta thường hòa tan đường vào nước nóng, sau đó mới cho đá lạnh vào. (b) Trong sản xuất nước ngọt có gas, người ta thường nén khí (carbon dioxide) ở áp suất cao. Câu 4. Cho đồ thị về độ tan của một số chất rắn trong nước như sau: (a) Hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 100C và 600C. (b) Khi tăng nhiệt độ thì chất nào có độ tan tăng nhanh nhất? Chất nào giảm độ tan? Chất nào có độ tan tăng không đáng kể? Câu 5. [CD - SGK] Tính độ tan của muối sodium nitrate (NaNO3) ở 0 oC, biết để tạo ra dung dịch NaNO3 bão hòa người ta cần hòa tan 14,2 gam muối trong 20 gam nước. Câu 6. [CTST - SGK] Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 25 oC. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 76,75 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Câu 7. [KNTT - SGK] Ở 18 oC, khi hòa tan hết 53 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của Na2CO3 trong nước ở nhiệt độ trên. Câu 8. [KNTT - SGK] Ở nhiệt độ 25 oC, khi cho 12 gam muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5 gam muối không tan. Tính độ tan của muối X Câu 9. [CD - SGK] Tính khối lượng sodium chloride cần hòa tan trong 200 gam nước ở 20 oC để thu được dung dịch muối ăn bão hòa. Biết độ tan của muối ăn ở 20oC là 35,9 gam. Câu 10. [CD - SGK] Cho biết độ tan của đường ăn ở 30 oC và 60 oC lần lượt là 216,7 gam và 288,8 gam. (a) Có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở 30 oC. (b) Có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở 60 oC. Câu 11. Một dung dịch có chứa 26,5 gam NaCl trong 75 gam nước ở 25 oC. Hãy xác định dung dịch NaCl nói trên là bão hòa hay chưa bão hòa? Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25 oC là 36 gam. Câu 12. Ở 50oC, độ tan của KCl là 42,6 gam. (a) Nếu cho 120 gam KCl vào 250 gam nước thì dung dịch thu được là bão hòa hay chưa bão hòa? (b) Tính khối lượng KCl không tan hay cho thêm vào để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ trên. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 13. Cho đồ thị về độ tan của một số chất khí trong nước như sau:
(a) Hãy ước lượng độ tan của các khí NO, O2 và N2 ở 20oC. (b) Hãy cho biết có bao nhiêu mL những khí trên tan trong 1 lít nước ở 20oC. Biết rằng ở 20oC và 1atm, 1 mol chất khí bất kì đều có thể tích là 24 lít và khối lượng riêng của nước là 1 g/mL. Câu 14. Ở 25oC, khi hòa tan 20 gam NaCl vào 40 gam nước thì thấy có 5,6 gam NaCl không tan được nữa. Tính độ tan của NaCl ở nhiệt độ trên. Câu 15. Xác định độ tan của muối NaCl trong nước ở 250C. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 54 gam NaCl trong 150 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Câu 16. Tính khối lượng muối AgNO3 có thể tan trong 250 gam nước ở 25 oC. Biết độ tan của AgNO3 ở 25 oC là 222 gam. Câu 17. Tính khối lượng của NaCl chứa trong 340 gam dung dịch bão hòa NaCl ở nhiệt độ 200C?. Giả sử độ tan của NaCl ở nhiệt độ này bằng 36 gam. Câu 18. Tính khối lượng muối sodium chloride có thể tan trong 750 gam nước ở 25 oC. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan của NaCl là 36,2 gam. Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 15 gam chất rắn A trong nước (20oC) thì thu được 95 gam một dung dịch A bão hòa. Tính độ tan trong nước của A ở 20oC. Câu 20. Độ tan của barium chloride trong nước ở nhiệt độ 20oC là 35,8 gam. Tính khối lượng nước và khối lượng barium chloride có trong 67,9 gam dung dịch bão hòa barium chloride ở 20oC. Câu 21. Xác định độ tan trong nước của chất A trong nước ở 25oC? Biết rằng khi hòa tan 27 gam chất A vào 65 mL nước cất (ở 25oC) thu được một dung dịch bão hòa và 2,3 gam chất rắn. Giả thiết khối lượng riêng của nước là 1 g/mL. Dạng 2: Bài toán về khối lượng chất rắn kết tinh khi làm lạnh dung dịch bão hòa ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 22. Có bao nhiêu gam NaNO3 tách ra khỏi 200 gam dung dịch NaNO3 bão hòa ở 50oC nếu dung dịch này được làm lạnh đến 20oC biết độ tan của NaNO3 ở 50oC là 114 gam, ở 20oC là 88 gam. Câu 23. Biết độ tan của KNO3 ở 60oC và 20oC lần lượt bằng 50 gam và 20 gam. Hỏi nếu có 600 gam dung dịch KNO3 bão hòa ở 60oC hạ xuống 20oC thì có bao nhiêu gam KNO3 kết tinh. Câu 24. Hòa tan hết 52,5 gam silver nitrate vào cốc nước ở 60oC thu được 62,5 gam dung dịch bão hòa. (a) Tính độ tan của silver nitrate. (b) Cho x gam nước vào lượng dung dịch bão hòa ở trên rồi làm lạnh dung dịch đến 200C thì thu được dung dịch bão hòa, không thấy xuất hiện chất rắn kết tinh. Tính x? Giả sử độ tan của silver nitrate ở 200C là 216 gam. Câu 25. Độ tan trong nước của MgCl2 ở 10oC và 60oC lần lượt là 53,6 gam và 61,0 gam. Đun nóng 614,4 gam dung dịch MgCl2 bão hòa từ 10oC lên 60oC thu được dung dịch X. (a) Cần thêm bao nhiêu gam MgCl2 khan vào X để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ 60oC?.
(b) Cần thêm bao nhiêu gam MgCl2.6H2O vào X để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ 60oC. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 26. Độ tan của KNO3 trong nước ở 20oC và 60oC lần lượt là 32 gam và 106 gam. Làm lạnh 618 gam dung dịch bão hòa KNO3 từ 60oC xuống 200C thì có bao nhiêu gam KNO3 kết tinh? Câu 27. Độ tan trong nước của CuSO4 ở 20oC và 80oC lần lượt là 32 gam và 84 gam. Làm lạnh 147,2 gam dung dịch bão hòa CuSO4 từ 80oC xuống 200C thì có bao nhiêu gam CuSO4.5H2O kết tinh tách ra khỏi dung dịch? Câu 28. Độ tan trong nước của copper (II) chloride ở 100oC và 20oC lần lượt là 120 gam và 73 gam. Làm lạnh 55 gam dung dịch bão hòa copper (II) chloride ở 100oC xuống còn 20oC thì thấy tách ra m gam chất rắn kết tinh. Tính giá trị m trong 2 trường hợp: (a) Chất rắn kết tinh là CuCl2 khan. (b) Chất rắn kết tinh là CuCl2.2H2O. Dạng 3: Bài toán về nồng độ dung dịch cơ bản ❖ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 29. [CTST - SGK] Hòa tan 21 gam KNO3 vào 129 gam nước thu được dung dịch KNO3. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KNO3 thu được. Câu 30. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trong các trường hợp sau: (a) Hòa tan 40 gam muối ăn (NaCl) vào 160 gam nước. (b) 32 gam NaNO3 trong 2 kg dung dịch. Câu 31. Tính số gam và số mol chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau: (a) 50 g dung dịch MgCl2 19%. (b) 150 g dung dịch CuCl2 4,5%. Câu 32. [CTST - SGK] Hòa tan 16 gam CuSO4 khan vào nước thu được 200 mL dung dịch CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4. Câu 33. Tính nồng độ mol của dung dịch trong các trường hợp sau: (a) 1 mol KCl trong 750 mL dung dịch (b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch Câu 34. Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau: (a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5 M (b) 500 mL dung dịch KNO3 2 M Câu 35. [CD - SGK] Tính số gam chất tan cần để pha chế 100 mL dung dịch CuSO4 0,1 M. Câu 36. [KNTT - SGK] Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%. Câu 37. [CD - SGK] Dung dịch D-glucose 5% được sử dụng trong y tế là dịch truyền, nhằm cung cấp nước và năng lượng cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể hoặc sau phẫu thuật. Biết trong một chai dịch truyền có chứa 25 gam đường D-glucose. Tính khối lượng dung dịch và khối lượng nước có trong chai dịch truyền đó. Câu 38. Ở nhiệt độ 250C độ tan của muối ăn là 36 g, của đường là 204 g. Hãy tính nồng độ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ trên. Câu 39. Làm bay hơi 60 g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu. ❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 40. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trong các trường hợp sau: (a) 20 gam KCl trong 600 gam dung dịch. (b) 34,2 gam Al2(SO4)3 trong 2,5 kg dung dịch.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.