Content text DE THAM KHAO NAM HOC 23.24.docx
A. Trắc nghiệm Câu 1: Sử học góp phần vào công tác bảo tồn di sản văn hóa bằng cách nào? A. Chủ yếu bằng cách ghi chép sự kiện lịch sử. B. Phân tích nguồn gốc và giá trị của các di sản. C. Tập trung vào di sản thiên nhiên để đối sánh. D. Loại bỏ mọi yếu tố hiện đại, định giá trị di sản. Câu 2: Đâu là thành tựu của nền văn minh Ai Cập cổ đại? A. Tính được nhật thực. B. Tạo chữ viết Sankrít. C. Xây thành quách. D. Xây kim tự tháp. Câu 3: Trong lĩnh vực y học nền văn minh Trung Quốc cổ đại đạt được thành tựu gì? A. Sáng tạo ra chữ Nôm. B. Sáng chế gốm sứ và gốm nung. C. Phát triển kĩ thuật châm cứu. D. Phát minh bản đồ gen người. Câu 4: Thành tựu nào của văn minh Trung Quốc được xây dựng gắn liền với mục đích quân sự? A. Hoàng thành Thăng Long. B. Tử Cấm thành. C. Vạn lý trường thành. D. Đền Ngọc Sơn. Câu 5: Đâu là một trong bốn phát minh tiêu biểu của người Trung Quốc thời cổ-trung đại? A. Phát minh ra la bàn. B. Chế tạo cung tên. C. Nêu ra thuyết nguyên tử. D. Kĩ thuật giải phẫu người. Câu 6: Từ tư liệu bên dưới hãy xác định thành tựu văn minh của người Ấn Độ. « Sáu năm khổ hạnh hoàng tử Siddhatha ngồi dưới một tán cây bồ đề thiền tịnh và sau nhiều ngày ngài đã giác ngộ tu thành chính quả….Ngài dạy rằng đời vốn là bể khổ. Chỉ khi nào rũ bỏ được tham, sân, si thì con người ta mới vươn tới an yên, sáng suốt và dần dần giác ngộ.” (Trích “Encylopedia of History”, Philip Steele, dịch giả Lê Thị Thu Ngọc, Nhà xuất bản phụ nữ Việt Nam, 2019) A. Sáng tạo Đạo giáo. B. Sáng tạo Phật giáo. C. Du nhập Hồi giáo. D. Du nhập Công giáo. Câu 7: Đây là thành tựu của nền văn minh nào?
A. Ấn Độ. B. Ai Cập. C. Hy Lạp. D. Trung Hoa. Câu 8: Phát biểu “Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền (cạnh đối với góc vuông) bằng tổng bình phương hai cạnh của góc vuông” là thành tựu trong lĩnh vực nào, của nền văn minh cổ đại nào? A. Nghệ thuật - Ai Cập. B. Kiến trúc - Lưỡng Hà. C. Toán học - Hy Lạp. D. Hình học - Rô ma. Câu 9: “Thuyết nhật tâm” của Galileo là thành tựu của nền văn minh A. Hy Lạp – La mã. B. Trung Hoa cổ đại. C. Phục hưng. D. Ai Cập cổ đại. Câu 10: Cư dân ở khu vực nào đã đạt được những thành tựu văn minh rực rỡ trong thời kì Phục hưng? A. Châu Phi. B. Châu Á. C. Châu Âu. D. Châu Mĩ. Câu 11: Lễ hội té nước là nghi thức đón năm mới ở một số quốc gia Đông Nam Á, nhằm mục đích cầu mong cho mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an, cuộc sống ấm no. Lễ hội này cho biết điều gì về cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á? A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước. B. Nền chính trị chuyên chế được xác lập. C. Kĩ thuật sản xuất của cư dân Đông Nam Á. D. Tục thờ cúng tổ tiên, người có công với nghề. Câu 12: Cho đoạn tư liệu: “Ngoài ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ Trung Quốc, sự du nhập và ảnh hưởng của Hồi giáo đã bổ sung thêm những giá trị mới cho văn hóa khu vực”. (Sách giáo khoa Lịch sử 10 _ Chân trời sáng tạo, “Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á trung đại”, trang 82, NXB GD Việt Nam, 2022).
Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì văn minh Đông Nam Á thế kỉ X – XV? A. Chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và Hồi giáo. B. Chỉ phát triển trên nền tảng văn hóa bản địa. C. Chỉ tiếp thu có chọn lọc giá trị văn hóa Ấn. D. Tiếp thu toàn bộ nền văn minh Ấn Độ và các yếu tố khác. Câu 13: Quan sát hình 1, xác định: Đây là thành tựu của nền văn minh nước nào? Hình 1: Chữ viết của người Khơme A. Cam-pu-chia. B. Lan Xang. C. Thái Lan. D. Đại Việt. Câu 14: Tháp Thạt Luổng là công trình kiến trúc của A. Ăng-co. B. Lan Xang. C. Xiêm. D. Mianma. Câu 15: Từ thế kỉ XVI - XIX, văn minh Đông Nam Á tiếp biến thêm giá trị từ A. văn minh Ấn Độ. B. văn minh Trung Quốc. C. văn minh Ả Rập. D. văn minh Tây Âu. Câu 16: Nội dung nào không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á? A. Thánh lễ Thiên chúa. B. Thờ thần tự nhiên. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Thờ thần Nông. Câu 17: Việc hiểu biết về lịch sử có vai trò trong công tác bảo tồn di tích lịch sử như thế nào? A. Chỉ góp phần xây dựng kế hoạch của quá trình bảo tồn. B. Giữ nguyên sự cổ kính của di tích lịch sử. C. Không có ảnh hưởng nào đến công tác bảo tồn. D. Giúp hiểu rõ về nguồn gốc và cách giữ gìn di tích lịch sử. Câu 18: Văn minh được hiểu là A. những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong lịch sử. B. sự phát triển cao về trình độ, kĩ thuật và tinh thần của con người. C. những giá trị tinh thần do con người sáng tạo nên. D. những di sản văn hóa, lịch sử của quốc gia, dân tộc.
Câu 19: Nho giáo được các triều đại phong kiến Trung Hoa đề cao nhằm A. Đề cao khoa học – kĩ thuật. B. Phục vụ giai cấp thống trị. C. Giáo dục thẩm mỹ - nghệ thuật. D. Ca ngợi người phụ nữ trong xã hội. Câu 20: Trên cơ sở chữ Hán, cư dân quốc gia Đông Nam Á nào đã sáng tạo ra chữ Nôm? A. Inđônexia. B. Đại Việt. C. Phù Nam. D. Lan Xang. Câu 21: Đâu là yếu tố bên ngoài du nhập vào Ấn Độ tạo nên sự đa dạng trong nền văn minh Ấn Độ? A. Văn hóa Hồi giáo. B. Xây dựng thánh đường Mexca. C. Văn hóa phương Tây. D. Đạo Hinđu thực hiện cải cách. Câu 22: Chữ viết ra đời có tác dụng như thế nào đối với cư dân người Ấn Độ? A. quyền uy của các ông vua chuyên chế. B. lưu trữ và trao đổi thông tin. C. nhu cầu lưu trữ của tăng lữ Bàlamôn. D. tính linh hoạt của cư dân Ấn Độ. Câu 23: Những kiến thức về khoa học của cư dân Hy Lạp – Rôma cổ đại đã trở thành khoa học vì A. có tính khái quát hóa, chính xác cao. B. có tính nguyên tắc, bảo thủ. C. nền tảng sản xuất phát triển mạnh mẽ. D. dựa trên sự suy luận cảm tính. Câu 24: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của nền văn minh Phục hưng? A. Cổ vũ, mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển. B. Đề cao các ngành khoa học – xã hội. C. Đề cao các ngành khoa học – tự nhiên. D. Tạo điều kiện xây dựng các công trình kiến trúc. Câu 25: Từ thế kỷ VII – X, trên cơ sở lấy bộ tộc đông và phát triển làm nòng cốt, ở khu vực Đông Nam Á đã diễn ra A. sự hình thành các quốc gia phong kiến. B. cuộc xâm lấn của các nước Tây Âu. C. các bộ tộc đã tạo được hệ chữ viết riêng. D. sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Câu 26: Từ thế kỉ X - XV văn Minh Đông Nam Á có đặc điểm A. phát triển rực rở. B. giao thương với phương Tây.