Content text ĐỀ THI LS&ĐL.docx
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN KỲ TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH ĐỀ THI HSG KHỐI 9 NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề A. PHẦN CHUNG: Dành cho tất cả thí sinh TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Triều đại cho đắp đê dọc theo hầu hết các con sông đầu tiên trên đất nước ta là: A, Triều Lý B. Triều Trần C. Triều Lê. D. Triều Nguyễn Câu 2: Quá trình khai hoang phục hóa đồng ruộng ở sông Cửu Long bắt đầu từ khoảng thế kỉ nào? A.Thế kỉ IV B. Thế kỉ XIII. C. Thế kỉ XVII D. Thế kỉ XIX Câu 3: Hình trang trí chủ đạo trên trống đồng Đông Sơn là A. con cá. B. chiếc thuyền C. con rồng D. con sư tử Câu 4: Ở thời tiền sử, người Việt cổ đã có hoạt động gì trên biển? A. Đưa chiến thuyền đi xâm chiếm các nước trong khu vực. B. Đánh bắt hải sản và giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực C. Đi thuyền ra quần đảo Hoàng Sa để xác lập chủ quyền. D. Xây dựng một số thương cảng nổi tiếng Óc Eo, Vân Đồn… Câu 5: Các chúa Nguyễn tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thực hiện: A. Kí kết các hiệp ước trên biển Đông với các nước xung quanh. B. Khai thác sản vật và quản lí biển đảo. C. Xây dựng trung tâm kinh tế chiến lược. D. Diễn tập quân sự và thử nghiệm vũ khí bí mật. Câu 6: Đời sống văn hóa đặc sắc của người dân vùng nước nỗi, chợ nỗi là ở sông A. Đồng bằng sông Hồng B. vùng Tây Nguyên C. Đồng bằng sông Cửu Long D. khu vực miền Trung Câu 7: Việt Nam và Malaixia đã ký kết và trao đổi công hàm phê duyệt bản thoả thuận về “Hợp tác khai thác chung” trong khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước vào năm nào? A. 1990 B. 1991 C. 1992 D. 1993 Câu 8: Từ năm 1884 đến năm 1945, đại diện quyền lời trong quan hệ đối ngoại và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là: A. Anh B. Pháp C. Mỹ D. Triều đình nhà Nguyễn
Câu 9: Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy khoảng A. 102 tỉ m 3 /năm B. 120 tỉ m 3 /năm C. 100 tỉ m 3 /năm D. 112 tỉ m 3 /năm Câu 10: Hệ thống sông Hồng có lượng phù sa hết sức phong phú khoảng A. 100 triệu tấn/năm B. 102 triệu tấn/năm. C. 120 triệu tấn/năm. D. 110 triệu tấn/năm Câu 11: Mùa cạn của của hệ thống sông Hồng kéo dài từ A. Tháng 10 đến tháng 5 năm sau B. Tháng 11 đến tháng 5 năm sau C. Tháng 12 đến tháng 5 năm sau D. Tháng 11 đến tháng 6 năm sau Câu 12: Mùa lũ của hệ thốnhg sông Hồng chiếm bao nhiêu phần trăm lưu lượng dòng chảy cả năm? A. 25% B. 30% C. 70% D. 75% Câu 13: Tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long đạt A. 507 triệu m 3 /năm B. 507 tỉ m 3 /năm C. 500 triệu m 3 /năm D. 570 tỉ m 3 /năm Câu 14: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam hiện nay. A. Chất lượng môi trường nước biển đều còn khá tốt B. Các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép C. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng D. Các chỉ số đặc trưng đều vượt mức giới hạn cho phép Câu 15: Đâu là thuận lợi để nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ? A. Có nhiều giống hải sản quý B. Có môi trường thích hợp C. Dọc ven biển có ngiều vũng vịnh, đầm phá D. Có nhiều bãi biển, bãi tắm đẹp Câu 16: Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh nước sâu, kín gió,... là điều kiện để phát triển ngành A. giao thông vận tải biển B. khai thác khoảng sản biển C. du lịch biển – đảo D. phát triển kinh tế biển B. PHẦN LỰA CHỌN: Thí sinh lựa chọn 1 trong 2 Chương trình, hoặc Chương trình Lịch sử và Địa lí 1 hoặc Chương trình Lịch sử và Địa lí 2. I. Chương trình Lịch sử và Địa lí 1: PHÂN MÔN LỊCH SỬ (16,0 điểm): Câu I (6,0 điểm): Hãy nêu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tại Việt Nam và tác động của của nó đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Câu II (4,5 điểm): Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau? Câu III (5,5 điểm): Vì sao chính quyền xô viết lại chuyển từ “chính sách cộng sản thời chiến” sang “chính sách kinh tế mới”? Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới. Việt Nam có vận dụng “chính sách kinh tế mới” vào công cuộc xây dựng đổi mới đất nước không? ………………………Hết phần Lịch sử……………………… B. PHẦN LỰA CHỌN: Thí sinh lựa chọn 1 trong 2 Chương trình, hoặc Chương trình Lịch sử và Địa lí 1 hoặc Chương trình Lịch sử và Địa lí 2. II- Chương trình Lịch sử và Địa lí 2: PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (16,0 điểm): Câu II (4 điểm): 1. Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI (Đơn vị: 0 C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội (21 0 02’B) 16, 4 17, 0 20, 2 23, 7 27, 3 28, 8 28, 9 28,2 27, 2 24, 6 21, 4 18, 2 Nhận xét và giải thích về chế độ nhiệt của Hà Nội. 2. Chọn các phương án đúng để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với đoạn viết sau và giải thích tại sao ở miền Bắc vào mùa đông lại có hiện tượng thời tiết đó. Ở miền Bắc Việt Nam, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên thời tiết ….(1), cuối mùa đông vào tiết xuân thường có … (2). Mùa hạ, nhiệt độ … (3), lượng mưa … (4), thiên tai thường gặp là … (5). Ở Đồng bằng sông Hồng vào khoảng tháng 7 âm lịch có … (6) còn ở duyên hải Bắc Trung Bộ thường có hiện tượng phơn. A. mưa ngâu B. mưa phùn C. khá lớn D. lạnh khô E. bão F. cao Câu II (8 điểm): 1. Trình bày đặc điểm và sự phân bố ba nhóm đất chính ở nước ta. 2. Tại sao quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta. Câu III (2 điểm): Chứng minh dân số Việt Nam đông và tăng nhanh. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số vàng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Câu IV (2 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau hãy: 1. Tính tỉ lệ dân số phụ thuộc của nước ta giai đoạn 1999 - 2021. Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, giai đoạn 1999 - 2021 (Đơn vị: %)
Nhóm tuổi 1999 2009 2019 2021 Dưới 15 tuổi 33,1 24,5 24,3 24,1 Từ 15 – 64 tuổi 61,1 69,1 68,0 67,6 Từ 65 tuổi trở lên 5,8 6,4 7,7 8,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta. 3. Vì sao dân số nước ta có xu hướng già hóa. ………………………Hết phần Địa lí……………………….. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ HSG KHỐI 9 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 9 I. Trắc nghiệm: 4.0 điểm (mổi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/A A C B B B C C B D C B D A D C A II. Tự luận: * Phân môn Lịch sử: 16,0 điểm CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 (6,0 điểm) * Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tại Việt Nam - Chính trị: + Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp. + Việt Nam bị chia thành ba kì với ba chế độ cai trị khác nhau. - Kinh tế: + Dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp. + Tập trung khai thác mỏ; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo,... + Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới. + Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cảng biển. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25