Content text CHƯƠNG 7. NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ IIA (BẢN GV).pdf
-1- CHƯƠNG 7. NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA ......................................................... 3 A. PHẦN LÍ THUYẾT ....................................................................................................... 3 BÀI 24. NGUYÊN TỐ NHÓM IA....................................................................................... 3 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM..................................................................................................................... 3 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG....................................................................................................................... 3 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (ĐƠN CHẤT KIM LOẠI KIỀM)............................................3 2.2. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (HỢP CHẤT KIM LOẠI KIỀM)............................................6 2.3. Trắc nghiệm đúng – sai ..................................................................................................................8 2.4. Trắc nghiệm trả lời ngắn ..............................................................................................................15 BÀI 25. NGUYÊN TỐ NHÓM IIA.................................................................................... 20 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM................................................................................................................... 20 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG..................................................................................................................... 20 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (KIM LOẠI KIỀM THỔ)....................................................20 2.2. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (HỢP CHẤT KIM LOẠI KIỀM THỔ)...................................22 2.3. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (NƯỚC CỨNG)................................................................25 2.4. Trắc nghiệm đúng – sai ................................................................................................................28 2.5. Trắc nghiệm trả lời ngắn ..............................................................................................................35 B. BÀI TẬP PHÂN DẠNG...............................................................................................41 1. DẠNG 1: SƠ ĐỒ - CHUỔI PHẢN ỨNG...............................................................................................41 2. DẠNG 2: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ TÁC DỤNG VỚI NƯỚC.............................................................. 47 2.1. Phương pháp .................................................................................................................................47 2.2. Bài tập vận dụng ...........................................................................................................................48 3. DẠNG 3: DẠNG TOÁN CO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM ............................................................ 52 3.1. Phương pháp .................................................................................................................................52 3.2. Bài tập vận dụng ...........................................................................................................................52 4. DẠNG 4: MUỐI CARBONATE TÁC DỤNG VỚI ACID............................................................................57 4.1. Phương pháp .................................................................................................................................57 4.2. Bài tập vận dụng ...........................................................................................................................57 5. DẠNG 5: BÀI TOÁN TỔNG HỢP MUỐI CARBONATE.......................................................................... 62 5.1. Phương pháp .................................................................................................................................62 5.2. Bài tập vận dụng ...........................................................................................................................62 C. ĐỀ ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 7. NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA ........................ 68
-2- 1. ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG SỐ 01 (28 CÂU)............................................................................................ 68 1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (18 câu) ........................................................................68 1.2. Trắc nghiệm đúng – sai (4 câu)....................................................................................................68 1.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn (6 câu)..................................................................................................71 2. ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG SỐ 02 (28 CÂU)............................................................................................ 72 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (18 câu) ........................................................................72 2.2. Trắc nghiệm đúng – sai (4 câu)....................................................................................................72 2.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn (6 câu)..................................................................................................74
-3- CHƯƠNG 7. NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA A. PHẦN LÍ THUYẾT BÀI 24. NGUYÊN TỐ NHÓM IA 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (ĐƠN CHẤT KIM LOẠI KIỀM) Câu 1: (OLTN) Kim loại nào sau đây được gọi là kim loại kiềm? A. Na. B. Ag. C. Au. D. Ca. Câu 2: (SBT – CTST) Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, K và Rb. Số kim loại kiềm trong dãy là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: (OLTN) Cho dãy các nguyên tố: Mg, K, Fe, Na, Al và Cs. Số nguyên tố thuộc nhóm IA là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: (SBT – KNTT) Kim loại Na ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na ở trạng thái cơ bản là A. 3s2 3p5 . B. 3s2 . C. 3s1 . D. 3s2 3p1 . Câu 5: (SBT – CTST) Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s2 2p6 . Biết Li (Z = 7); Na (Z = 11); K (Z = 19). Cation M+ là A. Rb+ . B. Na+ . C. Li+ . D. K + . Câu 6: (SBT – KNTT) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử K có cấu hình electron là [Ar]4s1 . Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố K thuộc nhóm A. IIIA. B. IA. C. IVA. D. IIA. Câu 7: (SBT – CTST) Công thức chung của oxide kim loại nguyên tố nhóm IA là A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. Câu 8: (SBT – KNTT) Ở điều kiện thường, các tinh thể kim loại nhóm IA đều có kiểu cấu trúc A. lập phương tâm khối. B. lập phương tâm mặt. C. lục phương. D. lập phương đơn giản. Câu 9: (SBT – KNTT) Kim loại nhóm IA nào sau đây dễ mất electron hoá trị nhất, được dùng sản xuất tế bào quang điện? A. Cs. B. Li. C. Na. D. K. Câu 10: Trong các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs, nhiệt độ nóng chảy và độ cứng biến đổi như thế nào? A. Không đổi. B. Giảm dần. C. Tăng dần. D. Không có quy luật. Câu 11: Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Không đổi. C. Không có quy luật. D. Giảm dần. Câu 12: (SBT – KNTT) Ở điều kiện thường, kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là A. Κ. B. Rb. C. Li. D. Na. Câu 13: (SBT – KNTT) Hợp kim nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp (~70 °C), dễ hoá lỏng nên được dùng làm chất dẫn nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân? A. Fe – C. B. Na – K. C. Al – Mg. D. Au – Ag.
-4- Câu 14: (SBT – KNTT) Nhận định nào sau đây về các kim loại nhóm IA không đúng? A. Độ cứng thấp. B. Dễ nóng chảy. C. Khối lượng riêng lớn. D. Dẫn điện tốt. Câu 15: (SBT – KNTT) Trong dãy kim loại nhóm IA từ Li đến Cs, nhiệt độ nóng chảy giảm dần do nguyên nhân nào sau đây? A. Độ bền liên kết kim loại giảm dần. B. Số electron hoá trị tăng dần. C. Khối lượng nguyên tử tăng dần. D. Độ âm điện giảm dần. Câu 16: (SBT – KNTT) Trong dãy kim loại nhóm IA từ Li đến Cs, số electron hoá trị trên một đơn vị thể tích biến đổi như thế nào? A. Giảm dần. C. Không đổi. B. Tăng dần. D. Không có quy luật. Câu 17: (SBT – CTST) Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA khác nhau về A. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. cấu hình electron nguyên tử. C. số oxi hoá của nguyên tử trong hợp chất. D. kiểu mạng tinh thể của đơn chất. Câu 18: (SBT – CTST) Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm IA nào sau đây đúng? A. Bán kính nguyên tử giảm dần. B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần. C. Độ cứng giảm dần. D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần. Câu 19: (OLTN) Trong nhóm IA, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại từ lithium đến caesium biến đổi theo xu hướng nào? A. Tăng. C. Không theo quy luật. B. Không thay đổi. D. Giảm. Câu 20: (OLTN) Đặc điểm về tính chất vật lí nào sau đây không đúng với kim loại kiềm? A. Khối lượng riêng nhỏ. C. Độ cứng thấp. B. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. D. Dẫn điện tốt hơn Ag. Câu 21: (OLTN) Kim loại kiềm thuộc loại kim loại nhẹ và có khối lượng riêng nhỏ là do nguyên nhân nào sau đây? A. Liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm bền vững. B. Kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn. C. Kim loại kiềm có thể điện cực chuẩn âm. D. Nguyên tử kim loại kiềm chỉ có một electron hoá trị ở lớp ngoài cùng. Câu 22: (OLTN) Kim loại kiềm có độ cứng thấp, rất mềm (có thể cắt bằng dao, kéo) là do nguyên nhân nào sau đây? A. Mạng tinh thể kim loại kiềm có liên kết kim loại yếu. B. Kim loại kiềm có giá trị thế điện cực chuẩn âm. C. Kim loại kiềm có cấu trúc tinh thể đặc khít. D. Kim loại kiềm tan tốt trong nước. Câu 23: (SBT – CD) Các kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp hơn nhiều so với các kim loại khác. Nguyên nhân là do: (1) Tinh thể có kiểu mạng lập phương tâm khối. (2) Khối lượng nguyên tử nhỏ hơn các kim loại khác. (3) Có lực liên kết kim loại yếu. A. (1), (2) và (3). B. (2) và (3). C. (1) và (3). D. (1) và (2). Câu 24: Khi tham gia phản ứng hoá học, mỗi nguyên tử kim loại nhóm IA đều thể hiện khuynh hướng A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron. C. nhận 1 electron. D. nhường 1 electron.