Content text 6. GA CĐ Hóa 12_KNTT_Bài 6_xử lí nước sinh hoạt.docx
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ BÀI 6: XỬ LÍ NƯỚC SINH HOẠT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được các vật liệu và hóa chất thông dụng có thể được sử dụng trong xử lí nước như than (hoặc than hoạt tính); cát, đá, sỏi, các loại phèn, poly(aluminium chloride). - Thực hiện được thí nghiệm xử lí làm giảm độ đục và màu của nước sinh hoạt. - Nếu được một số hóa chất xử lí sinh học đối với nước sinh hoạt. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu về cách xử lí nước sinh hoạt. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Từ kiến thức đã học HS vận dụng để có thể xử lí và lọc nước cho gia đình đúng cách hơn. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất và thực hiện được thí nghiệm xử lí nước sinh hoạt 2.2. Năng lực hóa học: a. Nhận thức hoá học: - Nhận thức được tầm quan trọng của nước trong sinh hoạt. - Nhận thức được vai trò của các chất trong xử lí nước thải và biết cách sử dụng các chất hiệu quả nhất. - Biết được công thức của các chất như: phèn kép, phèn chua, PAC, clỏua vôi, chloramine-B và tác dụng của chất đó trong việc làm trong nước. - Nắm được các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép theo quy chuẩn lĩ thuật quốc gia (QCVN 01-1:2018/BYT) b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: các thí nghiệm làm giảm độ đục của mẫu nước sinh hoạt, làm giảm màu của nước sinh hoạt. c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được: Các vật liệu lọc thông dụng, qua đó thiết kế được bể lọc nước cho gia đình. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin để biết đặc điểm các nguồn nước trong tự nhiên, và cách xử lí nước sinh hoạt trong gia đình - HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, trách nhiệm, trung thực khi hoàn thành các nội dung được giao. II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh loại 250mL, 100 mL, ống đong loại 10 mL, đũa thuỷ tinh, thìa thuỷ tinh, chai nhựa, bông y tế, chậu nhựa - Hoá chất: Phèn chua (hoặc phèn nhôm), nước đục (nước sông, hồ, ao…), nước có màu, các vật liệu lọc (than hoạt tính, cát, sỏi) - Phiếu bài tập số 1, số 2 - Hình ảnh 6.3 và 6.4 trang 33 - Video: thí nghiệm làm giảm độ đục của nước: https://www.youtube.com/watch?v=NwEqIbvnUlE https://www.youtube.com/watch?v=5zDdgrdqozU https://www.youtube.com/watch?v=M_vUcoo4gLA III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của HS tìm hiểu về nước, để chuẩn bị cho học bài mới; HS cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình. Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú. HS trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới. b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi hái hoa dân chủ, có 5 bông hoa tương ứng với 5 câu hỏi. các HS lần lượt lựa chọn và trả lời Câu 1: Hợp chất chiếm 71% bề mặt trái đất? Câu 2: Các trạng thái tồn tại của nước trên trái đất? Câu 3: Hồ nước lớn nhất ở thành phố Hà Nội? Câu 4: Nguồn nước chính hiện nay các gia đình khai thác để xử dụng làm nước sinh hoạt? Câu 5: Kể tên các vật liệu được sử dụng trong bể lọc của gia đình mình? c) Sản phẩm: Câu 1: Nước (hoặc H 2 O) Câu 2: Các trạng thái tồn tại của nước trên trái đất là: Rắn, lỏng, khí Câu 3: Hồ lớn nhất ở Hà Nội là Hồ Tây (có diện tích khoảng 500 ha) Câu 4: Nguồn nước chính hiện nay các gia đình khai thác để sử dụng làm nước sinh hoạt? Câu 5: Kể tên các vật liệu được sử dụng trong bể lọc của gia đình mình? d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi và hình ảnh trò chơi hái hoa dân chủ trên powerpoint để HS lựa chọn 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: CÁC HÓA CHẤT VÀ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG TRONG XỬ LÍ NƯỚC PHỤC VỤ SINH HOẠT. a. Mục tiêu: - Hiểu được nước sạch có vai trò quan trọng trong gia đình, các thông số theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước sạch. - Nắm được các hoá chất thông dụng như: Công thức phân tử, đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của từng loại - Nắm được các vật liệu lọc nước thông dụng như: cát, đá, sỏi, than . . . b. Nội dung Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Giao nhiệm vụ học tập 1: Mở đầu - Con người sử dụng nước sạch để làm gì? - Kể tên các thông số chất lượng nước sạch thường được sử dụng và ngưỡng giới hạn cho phép theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia - Kể tên các nguồn nước được lấy để sản xuất nước sạch? - Nêu các quy trình xử lí nước sạch? Giao nhiệm vụ học tập 2: Thực hiện phiếu học tập số 1 - Nước sạch cần thiết cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người Các thông số chất lượng nước sạch thường được sử dụng: + Arsenic (As): <0,01 mg/L + Chlorine dư tự do: 0,2 -> 1,0 mg/L + Độ đục: <2 NTU + Màu sắc <15 TCU + Mùi vị: Không có mùi vị lạ + pH: Trong khoảng 6,0 – 8,5 - Hai nguồn nước được lấy để sản xuất nước sạch: + Nước mặt: Nước ao, hồ, sông, suối. . . + Nước ngầm: Nước giếng khoan, giếng đào… - Xử lí nước sạch gồm nhiều gia đoạn như: Lắng, lọc, keo tụ, làm trong, khử màu, khử trùng . . . . Phiếu học tập số 1: Câu 1: Mục đích của giai đoạn keo tụ trong xử lí nước sạch là gì? - Công đoạn keo tụ nhằm kết tủa các hạt lơ lửng, làm
trong nước Câu 2: - kể tên các hoá chất thường được dùng trong giai đoạn keo tụ? Các hóa chất keo tụ thông dụng là phèn nhôm, poly(aluminium chloride) - Giải thích nguyên tắc làm trong nước của phèn nhôm? + Phèn nhôm điện li trong nước tạo ra ion Al 3+ + ion Al 3+ bị thuỷ phân Al 3+ + 3H 2 O Al(OH) 3 + 3H + + Kết tủa Al(OH) 3 tạo thành dạng keo, có diện tích bề mặt lớn hấp thụ các chất lơ lửng trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống. Câu 3: Nên công thức phân tử, tên gọi, đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của phèn kép, phèn chua và PAC Phèn kép: Ammonium aluminum sulfata Công thức (NH 4 ) 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O Hay (NH 4 )Al(SO 4 ) 2 .12H 2 O Đặc điểm Tinh thể không màu, dễ tan trong nước. Ưu điểm Có khả năng keo tụ tốt, phổ biến trên thị trường, giá cả phù hợp, dễ dàng kiểm soát khi sử dụng cho quy trình keo tụ. Nhược điểm Có thể làm tăng lượng trong nước sau xử lí. Phèn chua: Potassium aluminum sulfate Công thức K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O Hay KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O Đặc điểm Tinh thể không màu, dễ tan trong nước. Ưu điểm Có khả năng keo tụ tốt. Nhược điểm Khó mua với số lượng lớn, giá thành khá cao. Có thể làm tăng lượng trong