PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CĐ22-CHUYÊN ĐÊ ALCOHOL-HS.pdf

1 CHUYÊN ĐỀ ALCOHOL A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM I. ĐỊNH NGHĨA - PHÂN LOẠI 1. Định nghĩa - Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hydroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử C no. + Ví dụ: CH3-OH, CH3-CH2-CH2-CH2OH... - Bậc alcohol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm (-OH). + Ví dụ: CH3-CH2-CH2-CH2OH: alcohol bậc I CH3-CH2-CH(CH3)-OH: alcohol bậc II CH3-C(CH3)2-OH: alcohol bậc III 2. Phân loại - Alcohol no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+1OH): + Ví dụ: CH3OH, C2H5OH, C4H9OH... - Alcohol không no, đơn chức mạch hở: + Ví dụ: CH2=CH-CH2OH - Alcohol thơm đơn chức: + Ví dụ: C6H5CH2OH - Alcohol đa chức: + Ví dụ: CH2OH-CH2OH (ethylene glycol), CH2OH-CHOH-CH2OH (glycerol) (Chương trình THCS chỉ nói về Ethylic alcohol nên trong chuyên đề này chỉ dừng lại nội dung các alcohol no, đơn chức, mạch hở) 3. Đồng phân - Danh pháp a. Đồng phân: - Alcohol no, đơn chức, mạch hở có đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm -OH). + Ví dụ: C4H10O có 4 đồng phân alcohol CH3-CH2-CH2-CH2OH; CH3-CH(CH3)-CH2OH CH3-CH2-CH(CH3)-OH; CH3-C(CH3)2-OH - Ngoài ra alcohol còn có đồng phân ether (ete): R -O-R’ (R, R’ là gốc hydrocarbon) + Ví dụ: từ công thức phân tử C2H6O có đồng phân ether: CH3 – O – CH3 (dimethyl ether) b. Danh pháp: - Danh pháp thường: Tên gốc alkyl + ic + alcohol + Ví dụ: C2H5OH (alcohol ethylic) Tên của một số alcohol no, đơn chức, mạch hở
2 Số nguyên tử C Công thức cấu tạo mạch thẳng Tên thông thường Tên thay thế 1 CH3 – OH Methylic alcohol Methanol 2 CH3 – CH2 – OH Ethylic alcohol Ethanol 3 CH3 – CH2 – CH2 – OH Propylic alcohol Propane-1-ol 4 CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH Butylic alcohol Butane – 1 – ol 5 CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – OH Pentylic alcohol Pentane – 1 – ol 4. Đặc điểm cấu tạo - Trong phân tử alcohol các liên kết C−O và O−H kém bền dễ bị phân cắt trong các phản ứng hóa học. II. ETHYLIC ALCOHOL (ETHANOL) - Công thức phân tử: C2H6O - Công thức cấu tạo: CH3 – CH2 – OH → viết gọn: C2H5OH - Phân tử khối: 46 (g/mol) 1. Tính chất vật lý - Ethylic alcohol là chất lỏng, không màu, có mùi đặc trưng, vị cay, sôi ở 78,3 °C, có khối lượng riêng là 0,789 g/mL (ở 20 °C), tan vô hạn trong nước, hoà tan được nhiều chất như iodine, benzene,.... - Độ cồn là số mL ethylic alcohol nguyên chất có trong 100 mL dung dịch ở 20°C. + Độ cồn thường được kí hiệu là Xo hoặc X% vol. - Ví dụ: cồn y tế 70° có nghĩa là trong 100 mL cồn 70° có chứa 70 mL ethylic alcohol nguyên chất. Công thức tính độ rượu: (Đr) röôïu r Hoãn hôïp röôïu V (mL) Ñ 100 V   2. Tính chất hóa học a. Phản ứng thế H của nhóm -OH - Tác dụng với kim loại kiềm: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑ (Sodium ethoxide) + Các alcohol khác cũng tác dụng được với kim loại kiềm giải phóng khí H2 tương tự như ethylic alcohol. b. Phản ứng thế nhóm -OH C2H5 - OH + H - Br 0 t C2H5Br + H2O c. Phản ứng tách nước - Phản ứng tách nước tạo thành alkene.

4 Bài 1: Viết công thức cấu tạo các alcohol đồng phân có công thức phân tử là: C2H6O, C3H8O, C4H10O, C5H12O. Bài 2. Hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau: a. CH3OH + Na  b. ROH + HCl  c. C2H5OH 0  H SO , 140 2 4 C d. C2H5OH 0  H SO , 170 2 4 C e. C2H5OH + O2 0 t g. CnH2n+1OH + O2 0 t Bài 3. Viết PTHH để điều chế các chất sau từ các chất hữu cơ tương ứng: Ethanol, ethylene, propylene Bài 4. Hoàn thành các chuối phản ứng sau: ethylene → ethanol → acetic acid Bài 5. Tại sao khi ủ các loại quả chín có chứa đường glucose như nho, táo, mơ, mận,... ở điều kiện thích hợp, sau một thời gian thì thu được nước quả có mùi đặc trưng của ethylic alcohol? Bài 7. Bằng những hiểu biết của mình về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia. Em hãy: 1. Kể tên một số loại bệnh có nguyên nhân từ việc lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn. 2. Học sinh có được sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn không? Tại sao? Bài 8. a. Độ cồn là gì? Hãy cho biết dựa vào tính chất vật lí nào để làm cơ sở pha loãng ethylic alcohol thành dung dịch ethylic alcohol 45°. b. Hãy trình bày cách để pha chế được dung dịch ethylic alcohol 45 o . Các dụng cụ thí nghiệm coi như có đủ. Bài 9. Giải thích vì sao có thể dùng cồn (cồn y tế, cồn công nghiệp, ...) để tẩy vết sơn tường bị dính trên quần áo. Hãy trình bày cách tẩy sạch vết sơn này. Bài 10. Nêu hiện tượng xảy ra cho mỗi thí nghiệm sau, viết phương trình hóa học xảy ra. - Thí nghiệm 1: Cho 2 mL ethylic alcohol 96o vào một đĩa thủy tinh rồi đốt. - Thí nghiệm 2: Cho khoảng 3 mL ethylic alcohol vào ống nghiệm rồi cho tiếp một mẩu sodium nhỏ bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm đã chứa ethylic alcohol. Bài 11. Một đơn vị cồn tương đương 10 mL ( hoặc 7,89 gam) ethalnol nguyên chất. Theo khuyến cáo của ngành y tế, để đảm bảo sức khỏe mỗi người trưởng thành không nên uống quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày. Vậy mỗi người trưởng thành không nên uống quá bao nhiêu mL rượu 400 một ngày?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.