PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 6.7. Nói và nghe - Nghe và tóm tắt ND thuyết trình của người khác.docx

TUẦN ….: Ngày soạn: …….. / … / 202… Ngày dạy: …….. / … / 202… Tiết…. : NÓI VÀ NGHE NGHE VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH CỦA NGƯỜI KHÁC I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe bài thuyết trình của người khác và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các bài thuyết trình của bạn. - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. b. Năng lực đặc thù: - Biết ghi lại các ý cốt lõi, nội dung cơ bản, tóm lược các ý dưới dạng cụm từ. - Biết cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác hoặc tài liệu. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: ghi chép lại những nội dung của cuộc trao đổi. - Trách nhiệm: biết lắng nghe, đánh giá, trân trọng ý kiến người khác, trình bày, chia sẻ suy nghĩ của bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV, máy tính; video. - Bảng kiểm kĩ năng tóm tắt nội dung thuyết trình do người khác trình bày. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng đầu tiết học, kết nối kiến thức đời sống vào tiết học. b. Nội dung: Học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ: - Gv chiếu video - Hs vừa lắng nghe vừa ghi tóm tắt lại những hoạt động có ích với cộng đồng mà thanh niên quận Lê Chân đã làm trong video vào giấy note. * Thực hiện nhiệm vụ: quan sát, lắng nghe và ghi lại * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - HS trình bày cá nhân - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. * Đánh giá kết luận: Gv nhận xét và dẫn dắt vào bài: Gv giới thiệu bài: Bản thân chúng ta đã tham gia nhiều hoạt động có ích vì cộng đồng, trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng chia sẻ về những việc làm đó trong hoạt động Nói và nghe: Tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu - Nắm được nội dung thuyết trình của người khác. - Tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác b. Nội dung - Biết ghi lại các ý cốt lõi, nội dung cơ bản bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng. - Tóm lược các ý dưới dạng cụm từ. - Biết cách tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác. c. Sản phẩm học tập: Phần tóm tắt của học sinh. d. Tổ chức thực hiện I. CHUẨN BỊ NÓI VÀ NGHE a. Mục tiêu: Hs biết các bước tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác b. Nội dung: - Biết các bước tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác. c. Tổ chức thực hiện d. Sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ HĐCĐ: Trình bày cụ thể nhiệm vụ các bước tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác? B2: Thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ - Hs suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện B3: Báo cáo thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Đánh giá , nhận định - GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của học sinh - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau. - Các bước tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác: Bước 1. Chuẩn bị trước khi nghe - Đọc lại bài viết kể lại 1 hoạt động xã hội có ý nghĩa với cộng đồng đã thực hành ở hoạt động Viết. - Liệt kê các ý sẽ trình bày trong bài nói của mình Bước 2: Nghe và ghi tóm tắt Cách thức tóm tắt - Ghi ngắn gọn bằng ngôn từ của mình, sử dụng từ khóa, cụm từ - Sử dụng kí hiệu, gạch đầu dòng để làm nổi bật ý. - Viết dưới dạng sơ đồ Chú ý nói - Phần mở đầu, kết thúc. - Những phần được lặp lại trong thân bài - Tốc độ nói - Từ khóa của bài nói - Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: sơ đồ, kí hiệu… (nếu có) Bước 3: Trao đổi - Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa (nếu cần) - Xác định với người nói về nội dung vừa tóm tắt. Trao đổi với người nói về ý kiến chưa rõ hoặc có quan điểm khác. - Trao đổi phần ghi tóm tắt với những người nghe khác để chỉnh sửa cho chính xác. II. THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE a. Mục tiêu - Nắm được nội dung thuyết trình của người khác. - Tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác
b. Nội dung - Biết ghi lại các ý cốt lõi, nội dung cơ bản bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng. - Tóm lược các ý dưới dạng cụm từ. - Biết cách tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác. c. Tổ chức thực hiện d. Sản phẩm * Nhiệm vụ 1: Tổ chức cho hs trình bày bài thuyết trình. - Gv tổ chức cho hs làm việc nhóm, yêu cầu hs trình bày bài thuyết trình của mình trong nhóm. - Sau đó gọi 1,2 học sinh trình bày bài nói đã chuẩn bị trước lớp. - Học sinh còn lại ghi chép, tóm tắt bài trình bày của bạn. - Đọc lại, chỉnh sửa bài tóm tắt của mình. * Nhiệm vụ 2: Tổ chức cho hs trao đổi. Bước 1: Gv yêu cầu hs trao đổi với các bạn trong nhóm, trong lớp. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Hs đọc lại bài thuyết trình của mình. - Lắng nghe bài thuyết trình của bạn và tóm tắt bài của bạn. - Ghi phần tóm tắt và những gì cần trao đổi với bạn lại vào giấy note. (dựa vào bảng kiểm để tóm tắt) Bước 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv yêu cầu hs trình bày bài thuyết trình của mình trong nhóm và trong lớp. - Đọc phần tóm tắt của mình trong nhóm/ lớp. - Tiến hành đánh giá chéo dựa vào bảng kiểm. Bước 4. Đánh giá kết luận - Nhận xét về phần tóm tắt của hs theo bảng kiểm. - Có thể cho điểm nếu cần. - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau. Phần thực hành: Bài tóm tắt nội dung thuyết trình của hs HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập dưới dạng trò chơi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: - GV trình chiếu hệ thống câu hỏi, yêu cầu hs trả lời
Câu 1: Hoạt động Nói và nghe trải qua mấy bước? A. 3 bước: chuẩn bị trước khi nghe, nghe và ghi chép, đọc lại và chỉnh sửa B. 3 bước: nghe, ghi tóm tắt và trao đổi. C. 2 bước: chuẩn bị trước khi nghe và thực hành nói nghe D. 2 bước: lắng nghe và ghi tóm tắt. Câu 2: Đâu không phải là những lưu ý khi nghe? A. Tập trung lắng nghe nội dung, chú ý vào ý chính của bài nói. B. Chú ý vào trang phục, đạo cụ, cử chỉ, hành động của người nói. C. Chú ý phần mở đầu và kết thúc; những từ khoá, các phần được lặp đi lặp lại trong bài. D. Chú ý tốc độ nói; các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: sơ đồ, hình ảnh… Câu 3: Khi ghi chép, cần chú ý điều gì? A. Ghi ngắn gọn bằng ngôn từ của mình, dưới dạng cụm từ, từ khoá; sử dụng các kí hiệu; ghi theo kiểu sơ đồ. B. Chú ý ghi theo kiểu sơ đồ, trang trí cho sơ đồ ấn tượng để dễ nhớ. C. Cố gắng ghi nhanh và chi tiết nội dung mà người nói đã trình bày bằng ngôn từ của mình. D. Chỉ lựa chọn chi tiết, sự việc quan trọng nhất để ghi lại. Câu 4: Vì sao sau khi ghi chép nội dung cần tóm tắt lại phải đọc lại và chỉnh sửa? A. Để dễ trao đổi với người nói về nội dung muốn trao đổi. B. Để làm cho bài tóm tắt được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. C. Để khắc phục việc ghi chép thiếu và chưa chính xác. D. Để dễ trao đổi với những người nghe khác về nội dung muốn trao đổi. Câu 5: Khi trao đổi với người nói, em nên có thái độ như thế nào? A. Thái độ nghiêm túc để người nghe có thể thấy được vấn đề cần chỉnh sửa. B. Thái độ thẳng thắn, nghiêm túc, không nên nể nang. C. Thái độ nhẹ nhàng, không nên chê mà chỉ khen bạn. D. Thái độ nhẹ nhàng, góp ý chân thành, có tinh thần học hỏi, không nên soi mói. * Thực hiện nhiệm vụ: Hs suy nghĩ các câu hỏi. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gọi học sinh trả lời. * Đánh giá kết luận: Gv nhận xét tinh thần và thái độ học tập của Hs. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: vận dụng nội dung đã học để tiếp tục hoàn thành bài tập. b. Nội dung - Hs tiếp tục hoàn thành bài tóm tắt, trao đổi để chỉnh sửa với nhau. c. Sản phẩm học tập: bài tóm tắt hoàn chỉnh của học sinh. d. Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ: - Yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thành bài tóm tắt của mình ở nhà. - Tiếp tục trao đổi trong nhóm với nhau về bài tóm tắt của mình, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. * Thực hiện nhiệm vụ: Hs tiếp tục trao đổi, tóm tắt ở nhà. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: nhờ chính tác giả trình bày bài thuyết trình nhận xét bài tóm tắt. * Đánh giá kết luận: Gv đánh giá tinh thần và ý thức học tập của học sinh.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.