Content text bài 26. Phòng tránh bị xâm hại.docx
3 để biết được và phòng tránh nguy cơ đó, các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 26 – Phòng tránh bị xâm hại – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. CẢM GIÁC AN TOÀN VÀ QUYỀN ĐƯỢC AN TOÀN - GV yêu cầu HS đọc khung thông tin SGK trang 93. - GV đặt câu hỏi: Hiện nay các em đang ngồi trong lớp thì có được cảm giác như thế nào? Khi đi chơi cùng bố/mẹ, các em có được cảm giác thế nào? - GV: Vậy, nếu ở tình huống không an toàn, con người thường có những cảm giác như thế nào? Khi đó các em sẽ làm gì để đảm bảo quyền của mình, các em sẽ tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo. Hoạt động 1: Tìm hiểu dấu hiệu của bạn an toàn và không an toàn a. Mục tiêu: HS nhận diện và nêu được dấu hiệu của bạn an toàn và không an toàn. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ: Quan sát từ hình 1 đến hình 4 và cho biết: - HS đọc cá nhân khung thông tin. - HS trả lời: Vui, thoải mái, thích thú, bình thường,... - HS lắng nghe. - HS nhóm đôi hoàn thành nhiệm vụ.
4 + Những biểu hiện cảm xúc của các bạn trong hình. + Bạn nào an toàn? Bạn nào đang bị xâm hại đến sự an toàn của cá nhân? - GV mời đại diện 4 nhóm trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe và nhận xét. - HS trả lời: + Hình 1: Bạn có vẻ mặt, lời nói thể hiện ngạc nhiên, có chút lo lắng,... khi một người không quen biết muốn làm quen qua không gian mạng,...; bị xâm hại mất an toàn về tinh thần ngay cả khi giao tiếp qua mạng. + Hình 2: Bạn có vẻ mặt sợ hãi, người co rúm lại khi bị một bạn lớn hơn dọa nạt, trấn lột tiền,... (bị bắt nạt); bị xâm hại, mất an toàn về tinh thần. + Hình 3: Bạn có vẻ mặt rạng rỡ, vui vẻ, thoải mái khi ngồi chơi cùng “ông nội”, cho thấy bạn đang có cảm giác an toàn.