Content text DEMO G504.pdf
Tổ chức hoạt động nhóm "Tích cực - Trách nhiệm - Hiệu quả" giúp phát triển năng lực hợp tác qua nội dung “Tỉ số phần trăm” Toán 5 THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP.......................................2 1. Tên báo cáo biện pháp: Tổ chức hoạt động nhóm "Tích cực - Trách nhiệm - Hiệu quả" giúp phát triển năng lực hợp tác qua nội dung “Tỉ số phần trăm” Toán 5.............................................................................................................. 2 2. Tác giả:........................................................................................................ 2 PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2 1. Lý do chọn biện pháp.................................................................................. 2 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp........................................ 3 2. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.........................................5 2.1. Tổ chức trò chơi theo nhóm kết hợp phiếu học tập nhằm phát triển khả năng làm việc nhóm hiệu quả, tích cực cho học sinh.......................... 5 2.2. Áp dụng Black Mindmap kết hợp một số bài toán thực tiễn giúp học sinh phát triển thực hiện hoạt động nhóm tích cực, trách nhiệm................8 2.3. Vận dụng kỹ thuật lẩu băng chuyền nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh.............................................................................................. 11 3. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện...................................................13 PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................... 14 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp................................................................................................................14 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn................................................................................................................. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................16 PHỤ LỤC...........................................................................................................17
2.1. Tổ chức trò chơi theo nhóm kết hợp phiếu học tập nhằm phát triển khả năng làm việc nhóm hiệu quả, tích cực cho học sinh * Mục đích: Biện pháp tổ chức trò chơi theo nhóm kết hợp phiếu học tập mong muốn phát triển khả năng làm việc nhóm hiệu quả và tích cực cho học sinh. Thông qua các trò chơi và phiếu học tập, học sinh sẽ được phát huy sự chủ động, thể hiện tinh thần trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập. Biện pháp này giúp các em rèn luyện kỹ năng giao tiếp hợp tác, và giải quyết vấn đề cùng nhau, từ đó nâng cao hiệu quả học tập và phát triển kỹ năng mềm cần thiết. * Nội dung và cách thực hiện: Để phát triển khả năng làm việc nhóm hiệu quả và tích cực cho học sinh, biện pháp tổ chức trò chơi theo nhóm kết hợp phiếu học tập là một phương pháp hữu ích. Giáo viên có thể ứng dụng theo các bước cụ thể như sau: - Chia học sinh thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để các em cùng nhau thực hiện nhiệm vụ. Sau đó, giáo viên phân phát phiếu học tập với các nhiệm vụ hoặc câu hỏi liên quan đến bài học. Đồng thời hướng dẫn các nhóm tham gia trò chơi, giải quyết nhiệm vụ trên phiếu học tập một cách tích cực và trách nhiệm - Tiến hành Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình đó, giáo viên cần theo dõi để hỗ trợ và điều chỉnh hoạt động của từng nhóm khi cần thiết. Cuối cùng, tổ chức thảo luận chung để các nhóm chia sẻ kết quả và rút kinh nghiệm, nhằm phát triển kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả hơn. Ví dụ 1: Khi cùng học sinh tìm hiểu nội dung Bài 36: Tỉ số, tỉ số phần trăm, trang 4, Toán 5, Kết Nối Tri Thức, tập 2, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Đây là quốc gia nào?”. - Bước 1: Chia nhóm và phát phiếu học tập Trước tiên, tôi chia lớp thành 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 6 học sinh. Sau đó, phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập chứa bộ 3 câu hỏi liên quan đến tỉ số và tỉ số phần trăm. Tôi đã thiết kế sẵn phiếu học tập theo mẫu dưới đây
- Bước 2: Thảo luận và giải bài toán Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận và tìm cách giải 3 bài toán trên phiếu học tập. Sau khi hoàn thành, nhóm nộp phiếu lại cho tôi để kiểm tra đáp án. Nếu các đáp án đúng, nhóm sẽ nhận được một bộ chữ cái. - Bước 3: Ghép chữ cái thành tên quốc gia Nhóm thảo luận để ghép các chữ cái thành tên của một quốc gia. Sử dụng tên của một số quốc gia như: Việt Nam, Nhật Bản, Hoa Kỳ,... Nhóm nào hoàn thành 2 nhiệm vụ (giải bài toán và ghép chữ cái) nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Ví dụ 2: Sau khi tìm hiểu nội dung Bài 37: Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng, trang 8, Toán 5, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã tổ chức trò chơi “Cuộc phiêu lưu bản đồ”
- Tên trò chơi: "Cuộc phiêu lưu bản đồ?" - Mục đích: Tạo cơ hội để các em được ứng dụng bản đồ vào tình huống thực tế. Đồng thời giúp các em được làm việc nhóm cùng nhau để phát triển năng lực hợp tác. - Các bước tổ chức: Bước 1: Chia nhóm Tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ (3-5 học sinh mỗi nhóm). Mỗi nhóm sẽ được phát một bản đồ và một danh sách các nhiệm vụ liên quan đến việc tìm kiếm các địa điểm trên bản đồ. Bước 2: Phân công nhiệm vụ Các nhiệm vụ bao gồm: Tìm và đánh dấu các địa điểm cụ thể trên bản đồ. Tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm bằng cách sử dụng tỉ lệ bản đồ. Vẽ một tuyến đường trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế. Đặt thời gian giới hạn cho mỗi nhiệm vụ 15 phút. Bước 3: Tổng kết Sau khi hết thời gian, tôi sẽ kiểm tra kết quả của mỗi nhóm. Đồng thời tối cũng đưa ra các câu hỏi bổ sung để đánh giá sự hiểu biết của các em về tỉ lệ bản đồ. Đặc biệt tôi sẽ trao thưởng cho nhóm hoàn thành tốt nhất. * Điểm mới: Điểm mới của biện pháp này là sự kết hợp giữa yếu tố vui chơi và học tập. Việc tổ chức trò chơi học tập khuyến khích học sinh tham gia một cách chủ động và hào hứng, đồng thời tạo cơ hội thực tế để các em học sinh được làm việc nhóm cùng nhau, từ đó phát triển kỹ năng hợp tác. Bên cạnh đó, việc sử dụng phiếu học tập sẽ tăng thêm phần thú vị trong quá trình học tập. 2.2. Áp dụng Blankmindmap kết hợp một số bài toán thực tiễn giúp học sinh phát triển thực hiện hoạt động nhóm tích cực, trách nhiệm * Mục đích: Mục đích việc áp dụng Blankmindmap là giúp học sinh phát triển khả năng làm việc nhóm một cách tích cực và có trách nhiệm. Biện pháp tạo cơ hội để các em học sinh thể hiện ý tưởng, tư duy sáng tạo và chia sẻ với các bạn trong nhóm. Kết hợp với các bài toán thực tiễn sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề,