Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 30 - File word có lời giải.docx
A. thể đồng hợp lặn. B. allele lặn. C. thể dị hợp. D. allele trội. Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu 7 và câu 8: Hình 4 mô tả cây phát sinh chủng loại của của bộ ăn thịt (Carnivora) Câu 7. Hai loài nào sau đây có quan hệ họ hàng gần nhất? A. Báo hoa mai và lửng châu Mỹ. B. Sói đồng cỏ và rái cá. C. Sói xám và sói đồng cỏ. D. Rái cá và báo hoa mai. Câu 8. Các loài trong bộ ăn thịt (Carnivora) có sự đa dạng về hình thái và tập tính vì A. các loài tiến hóa từ các họ khác nhau không có liên quan về nguồn gốc. B. các loài chịu áp lực chọn lọc từ các môi trường sống khác nhau dẫn đến sự tiến hóa phân li. C. đột biến gen xảy ra ngẫu nhiên, tạo ra sự đa dạng về hình thái và không liên quan đến môi trường. D. môi trường sống khác nhau dẫn đến các loài tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng. Câu 9. Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gene nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, tính trạng chiều cao do gene nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, tính trạng kháng thuốc do gene nằm trong ti thể quy định. Chuyển nhân từ tế bào của một con đực A có màu lông vàng, chân cao, kháng thuốc vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cơ thể cái B có màu lông đỏ, chân thấp, không kháng thuốc tạo được tế bào chuyển nhân C. Nếu tế bào C phát triển thành cơ thể thì kiểu hình của cơ thể này là A. đực, lông vàng, chân cao, kháng thuốc. B. đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc. C. cái, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc. D. đực, lông vàng, chân thấp, kháng thuốc. Câu 10. Sau vụ cháy rừng vào tháng 3 năm 2002, quần thể cây tràm cừ ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh số lượng cá thể dẫn đến thay đổi đột ngột tần số các allele của quần thể. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, đây là ví dụ về tác động của nhân tố nào sau đây? A. Phiêu bạt di truyền. B. Đột biến. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Dòng gene. Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: "Cá Vẹt (hay còn gọi là cá Mó) thuộc họ Scaridae, là nhóm cá chuyên ăn san hô chết và rong tảo. Chúng dành tới 90% thời gian trong ngày để gặm nhấm nền đáy, tạo cơ hội cho ấu trùng san hô định cư. Nói một cách khác, đây là các "công nhân" chăm chỉ dọn vệ sinh trên rạn san hô ở vùng biển nhiệt đới". Câu 11. Mối quan hệ sinh thái giữa cá Vẹt và rong tảo trong rạn san hô là: A. Cạnh tranh. B. Kí sinh- vật chủ. C. Hội sinh. D. sinh vật ăn sinh vật. Câu 12. Nếu quần thể cá Vẹt bị giảm mạnh do khai thác quá mức, điều gì có khả năng xảy ra với hệ sinh thái rạn san hô? A. Rạn san hô sẽ phục hồi nhanh hơn vì ít bị gặm nhấm. B. Mật độ rong tảo tăng, cản trở sự phát triển của ấu trùng san hô.
C. Cá ăn thịt sẽ tăng vì có ít cá Vẹt làm đối thủ cạnh tranh. D. Hệ sinh thái biển không bị ảnh hưởng đáng kể. Câu 13. Hình 5 mô tả sơ đồ 3 gene A, B, C cùng nằm trên một phân tử DNA ở một loài vi khuẩn. Mũi tên ở mỗi gene chỉ vị trí bắt đầu phiên mã và hướng phiên mã của gene đó. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Gene B sử dụng mạch 1 làm khuôn để tổng hợp mRNA. B. Khi DNA này nhân đôi thì gene A sẽ nhân đôi trước gene B. C. Gene A và gene C đều sử dụng mạch 2 làm khuôn để tổng hợp mRNA. D. Số lần nhân đôi của gene A và gene B luôn bằng nhau. Câu 14. Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị tính: g/1000 hạt), người ta thu được số liệu như Bảng 1: Bảng 1 Giống lúa Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Khối lượng tối đa 300 310 335 325 Khối lượng tối thiểu 200 220 240 270 Tính trạng khối lượng hạt của giống số mấy có mức phản ứng rộng nhất? A. Giống số 1 B. Giống số 2 C. Giống số 3 D. Giống số 4 Câu 15. Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) là một bệnh di truyền lặn ở gene α-globin hoặc β-globin trên NST thường gây ra. Ở bệnh nhân Thalassemia, các hồng cầu bị phá huỷ quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.Trong thực tiễn, một số gia đình có bố mẹ bình thường, nhưng con sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bệnh này? A. Bệnh được phát hiện dựa trên kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá lấy từ dịch ối. B. Nếu bố hoặc mẹ mang allele bệnh thì chắc chắn sinh con bị bệnh Thalassemia. C. Bệnh có thể phát hiện sớm bằng các kĩ thuật phân tử giúp xác định gene gây bệnh. D. Bệnh biểu hiện chủ yếu ở nam giới, hiếm gặp ở nữ giới. Câu 16. Hình 6 mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng nào? A. Chuyển đoạn không tương hỗ. B. Chuyển đoạn tương hỗ. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn.