PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XIV, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC – LỚP 10.pdf

Đ Ề T H I C H Ọ N H Ọ C S I N H G I Ỏ I D U Y Ê N H Ả I B Ắ C B Ộ Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XIV, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC – LỚP 10 WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL [email protected] Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Trang 1/6 Câu 1. Thành phần hóa học tế bào (2,0 điểm) 1.1. Glycogen và amylopectin là polymer của glucose có phân nhánh. Chuỗi mạch thẳng của các polymer này bao gồm các liên kết α (1 → 4) và chuỗi phân nhánh được hình thành bởi liên kết α (1 → 6) như Hình 1. Quá trình phân giải trong tế bào, các gốc glucose được giải phóng lần lượt từ đầu tận cùng của chuỗi bởi enzyme phosphorylase cho đến phía vị trí phân nhánh. Sau đó, liên kết α (1 → 6) của nhánh bị cắt bởi enzyme cắt nhánh. Hình 1 Hình 2 a. Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng trong tế bào động vật là glycogen mà không phải là đường glucose? b. Để phân giải glycogen bằng enzyme phosphorylase ở nồng độ dư thừa hoặc bằng enzyme cắt nhánh ở nồng độ dư thừa, giả sử rằng enzyme phosphorylase phân cắt lần lượt tất cả các gốc glucose của một chuỗi thẳng không phân nhánh, hãy chọn một đồ thị thích hợp cho sự phân cắt của mỗi enzyme (phosphorylase và enzyme cắt nhánh) từ các đồ thị ở Hình 2. Giải thích. 1.2. Hình 3 thể hiện phân tích nồng độ của một số acid amin tự do ở thực vật thích nghi với ánh sáng và thích nghi với bóng tối. Cho kí hiệu viết tắt tên gọi của các acid amin như sau: Aspactic (Asp), Glycine (Gly), Serine (Ser), Asparagin (Asn), Threonine (Thr), Glutamin (Gln). a. Trong số các acid amin đã phân tích, acid amin nào chi phối nhiều nhất tới sự thích nghi sáng - tối? Giải thích cơ sở sinh hóa cho sự khác biệt trên. b. Măng tây trắng là kết quả của việc trồng cây măng tây trong bóng tối. Acid amin nào nói trên có thể làm tăng hương vị của măng tây trắng? Hình 3 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DH&ĐB BẮC BỘ (Đề thi gồm 06 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XIV, NĂM 2023 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 15 tháng 7 năm 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Trang 2/6 Câu 2. Cấu trúc tế bào (2,0 điểm) Để xác định con đường vận chuyển nội bào của ba loại protein X, Y và Z, bốn mẫu tế bào được nuôi cấy giống hệt nhau đã được đánh dấu bằng 3 H- amino acid trong 5 phút. Một mẫu nuôi cấy được xác định ngay sau khi gắn nhãn. Ba mẫu nuôi cấy còn lại được rửa sạch và sau đó được đưa vào môi trường có lượng amino acid không được gắn nhãn trong 10 phút, 20 phút và 30 phút. Bảng 1 Sau đó, các tế bào được đặt trên băng lạnh và các phân đoạn tế bào thu được bằng cách ly tâm. Các phần tế bào được thu hoạch bao gồm: ty thể, lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, màng sinh chất, ribosome tự do và bào tương. Trong mỗi phân đoạn này, lượng protein có kích thước tổng hợp mới được xác định. Kết quả được thể hiện ở Bảng 1. a. Protein X và Y thu được ở thời điểm 5 phút tại ribosome, nhưng tại sao có sự khác nhau ở giai đoạn 20 và 30 phút? b. Protein Z là protein nằm ở bào quan nào? Giải thích. c. Tại thời điểm 10 phút, phát biểu nào (I - IV) sau đây đúng về protein X và protein Z? Giải thích. (I) Protein X được tổng hợp nhanh hơn protein Z. (II) Protein X bị phân hủy chậm hơn protein Z. (III) Protein X bị phân hủy nhanh hơn protein Z. (IV) Protein X được giải phóng từ ribosome chậm hơn protein Z. Câu 3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (2,0 điểm) 3.1. Rotenone là một sản phẩm tự nhiên độc hại có nguồn gốc từ thực vật, có tác dụng ức chế mạnh NADH dehydrogenase của ty thể ở côn trùng và cá. Antimycin A là một loại kháng sinh độc, có tác dụng ức chế mạnh quá trình oxy hóa Ubiquinol (Coenzyme Q). a. Giải thích tại sao sau khi ăn phải rotenone một số loại côn trùng và cá bị tử vong? b. Giải thích cơ chế tác động của antimycin A. c. Giả sử rotenone và antimycin A có hiệu quả như nhau trong việc ngăn chặn các vị trí tương ứng của chúng trong chuỗi chuyển điện tử thì chất độc nào sẽ mạnh hơn? Giải thích. 3.2. Hình 4 mô tả phản ứng của enzyme succinic dehydrogenase biến đổi cơ chất là succinate thành sản phẩm là fumarate. Tuy nhiên sản phẩm sẽ không được tạo ra nếu có mặt malonate. a. Giải thích hiện tượng trên? b. Nếu muốn sản phẩm tiếp tục được tạo ra thì có thể khắc phục bằng cách nào? H ình 4 Câu 4. Truyền tin tế bào + phương án thực hành (2,0 điểm) 4.1. Ung thư vú (Breast cancer) là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ, thường xảy ra ở các tế bào biểu mô. Loại ung thư này thường do bất thường trong biểu hiện của EGFR (Thụ thể yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ thượng bì: Epidermal growth factor receptor). Hình 5 mô tả hai tế bào biểu mô vú của một người phụ nữ (tế bào Q và T). a. Xác định tế bào ung thư, tế bào lành? Giải thích.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Trang 3/6 b. Cơ chế nào dẫn đến sự biểu hiện bất thường của EGFR ở tế bào ung thư vú nói trên? c. TMEM25 là một loại protein được tìm thấy trên bề mặt các tế bào ung thư vú và nó tương tác với EGFR. Làm thế nào chứng minh được TMEM25 có liên quan đến chức năng của EGFR? 4.2. Nghiên cứu tác động của 2 chất ức chế lysozyme, hai bạn học sinh làm thí nghiệm và đưa ra các kết luận như sau: Học sinh Tiến hành Kết quả Kết luận A Giữ nguyên nồng độ enzyme và chất ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ 0.1 đến 5 μM, đo lượng sản phẩm tạo thành. Kết quả như nhau đối với cả hai chất ức chế: lượng sản phẩm tăng dần theo sự tăng nồng độ cơ chất. Cả hai chất ức chế đều là chất ức chế cạnh tranh B Giữ nguyên nồng độ enzyme và chất ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ 150 đến 200 μM, đo lượng sản phẩm tạo thành. Kết quả như nhau đối với cả hai chất ức chế: lượng sản phẩm không tăng theo sự tăng nồng độ cơ chất. Cả hai chất ức chế đều là chất ức chế không cạnh tranh Kết quả của học sinh nào là đúng? Giải thích. Câu 5. Phân bào (2,0 điểm) 5.1. Nghiên cứu về điều hòa chu kỳ tế bào ở người cho thấy protein p16 (khối lượng phân tử 16kDa) có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển tiếp từ pha G1 sang pha S, làm chậm sự tiến triển của chu kỳ tế bào. Bản chất của protein p16 là một chất ức chế enzim kinaza phụ thuộc cyclin (Cdk). Khi không có p16, Cdk4 kết hợp với cyclin D và tạo thành phức hệ protein có hoạt tính, phức hệ này phosphoryl hóa một protein có tên là retinolastoma, làm giải phóng yếu tố phiên mã E2F1 (vốn bình thường ở trạng thái liên kết với retinolastoma). a. Yếu tố phiên mã E2F1 có vai trò gì trong sự diễn tiến của chu kỳ tế bào? b. Các phát hiện gần đây cho thấy hàm lượng protein p16 trong tế bào người già cao hơn hơn so với người trẻ tuổi. Điều này liên quan gì đến hiện tượng lão hóa ở người già? c. Thuốc điều trị ung thư thường được dùng phối hợp nhiều loại để tác động tới các giai đoạn của chu kỳ tế bào. Tại sao đây là một cách điều trị tốt hơn so với việc sử dụng một loại thuốc duy nhất? 5.2. Để quan sát sự vận động của các nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân, một học sinh đã làm tiêu bản tế bào phần đầu rễ hành tây (Allium cepa) và quan sát dưới kính hiển vi quang học. Kết quả đã quan sát được 6 dạng tế bào (kí hiệu từ A đến F) đại diện cho các giai đoạn của chu kì tế bào như Hình 6. a. Sắp xếp và đặt tên cho 6 giai đoạn trong hình vẽ tương ứng với trình tự các giai đoạn của chu kì tế bào bình thường. b. Trên tiêu bản, các tế bào có dạng mô tả như hình nào có thể sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất? Giải thích. Hình 6 c. Trình bày cơ chế của sự kiện xảy ra ở tế bào A trong Hình 6. Câu 6. Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật (2,0 điểm) 6.1. Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải chả lụa của người bán dạo và một loại mắm ủ lâu ngày. Nạn nhân thường có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, liệt từ vùng đầu, cổ rồi lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp và có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện các mẫu thực phẩm trên cùng nhiễm một loài vi khuẩn có tên là Clostridium botulinum. Tiêu bản mẫu chứa vi khuẩn Clostridium botulinum được thể hiện trên Hình 7.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.