PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 9. ĐỀ VIP 9 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN LỊCH SỬ 2025 - L5.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 9 – L5 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trước năm 1945, quốc gia nào sau đây ở châu Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa? A. Liên Xô. B. Việt Nam. C. Mông Cổ. D. Trung Quốc. Câu 2. Năm 981, đối tượng xâm lược nào sau đây đã bị quân dân nhà Tiền Lê đập tan? A. Mông Cổ. B. Nam Hán. C. Quân Tống. D. Quân Xiêm. Câu 3. Kể từ khi thành lập đến nay Liên hợp quốc đóng vai trò A. duy trì hoà bình và an ninh thế giới. B. khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. C. xoá bỏ mọi bất bình đẳng trên thế giới. D. đánh bại chủ nghĩa phát xít và quân phiệt. Câu 4. Nội dung nào sau đây là bối cảnh thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Trật tự đa cực mới hình thành. B. Chiến tranh lạnh chấm dứt. C. Chiến tranh thế giới vừa kết thúc. D. Xu thế khu vực hoá phát triển. Câu 5. Trong bối cảnh hiện nay, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với thách thức nào sau đây? A. Lương thực không được xuất khẩu. B. Tội phạm an ninh xuyên quốc gia. C. Chủ nghĩa đế quốc mở rộng xâm lược. D. Chế độ phân biệt chủng tộc, sắc tộc. Câu 6. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam tập trung thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Đấu tranh giành độc lập dân tộc. B. Kháng chiến chống đế quốc Mĩ. C. Thực hiện công cuộc đổi mới. D. Tiến hành bầu cử Quốc Hội. Câu 7. Trong những năm 1945-1954, thực dân Pháp có hoạt động nào sau đây tại Việt Nam? A.Thực hiện kế hoạch Xtalây - Taylo. B. Viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. C. Tiến công lên Việt Bắc. D. Xây dựng ấp chiến lược. Câu 8. Nội dung nào sau đây là một trong những kết quả của phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam? A. Xoá được nạn mù chữ cho đồng bào. B. Lực lượng vũ trang phát triển. C. Buộc kẻ thù phải xuống thang chiến tranh. D. Lật đổ được chính quyền độc tài thân Mĩ. Câu 9. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2006? A. Phát triển kinh tế tri thức. B. Tiến hành kháng chiến chống Pháp. C. Chống phát xít Nhật Bản. D. Hoàn thành cách mạng ruộng đất. Câu 10. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)? A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. B. Gia nhập Đảng Xã hội Pháp. C. Tiến hành phong trào Đồng khởi. D. Đàm phán, kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ. Câu 11. Từ năm 1975 đến nay, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Tham gia vào Phong trào không liên kết. B. Đẩy mạnh hợp tác với Quốc tế Cộng sản. C. Kí Hiệp định Pari với Mỹ. D. Thiết lập ngoại giao với Liên Xô. Câu 12. Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một trong những người tham gia A. sáng lập Quốc tế Cộng sản. B. lãnh đạo Quốc tế cộng sản. C. giải phóng dân tộc Pháp. D. sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Câu 13. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động nào sau đây đến cách mạng Việt Nam? A. Xác định được kẻ thù nguy hiểm nhất cho cách mạng Việt Nam. B. Là nguồn cổ vũ, động viên to lớn cho cách mạng Việt Nam. C. Tạo cơ sở để thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên bang Nga. D. Là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược dưới thời Trần thế kỉ XIII? A. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo. B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và bền bỉ đấu tranh. C. Quân Mông - Nguyên yếu, không có người lãnh đạo tài giỏi. D. Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến của quân dân nhà Trần. Câu 15. Nội dung nào sau đây là đóng góp của Liên hợp quốc kể từ khi thành lập đến nay?
A. Xoá bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ. B. Giành độc lập cho nhiều quốc gia. C. Góp phần xoá bỏ chế độ thực dân. D. Chấm dứt mọi cuộc chiến tranh. Câu 16. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức ASEAN (1995)? A. Mốc đánh dấu việc hoàn chỉnh về cơ cấu, tổ chức của ASEAN. B. Cơ sở giải quyết mọi xung đột giữa các nước trong khu vực. C. Yếu tố quyết định thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN. D. Đánh dấu bước phát triển của quá trình liên kết khu vực. Câu 17. Nội dung nào sau đây là tác động của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972) đến cách mạng Việt Nam? A. Góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ. B. Mở ra quá trình đàm phán ngoại giao. C. Đánh dấu hoàn thành thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa. D. Kết thúc quá trình chống ngoại xâm. Câu 18. Trong quá trình Đổi mới (từ năm 1986), Việt Nam không có hoạt động nào sau đây? A. Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa. B. Đánh giá theo chuẩn quốc tế giá trị văn hóa vật thể. C. Phát triển mạnh các loại hình báo chí và xuất bản. D. Tiếp thu nguyên vẹn các giá trị văn hóa từ bên ngoài. Câu 19. Nhận xét nào sau đây là đúng về cuộc đấu tranh ngoại giao trong quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) ở Việt Nam? A. Có sự phản ánh của những thắng lợi trên chiến trường. B. Là mặt trận độc lập tuyệt đối trong đấu tranh cách mạng. C. Không tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị. D. Luôn có phụ thuộc vào sự dàn xếp giữa các cường quốc. Câu 20. Trong thời kì 1919 - 1930, Nguyễn Ái Quốc có cống hiến nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Hoàn chỉnh công cuộc giải phóng dân tộc và giai cấp. B. Tham gia chỉ đạo gây dựng chế độ dân chủ nhân dân. C. Hoàn thành công cuộc Đổi mới ở miền Bắc Việt Nam. D. Rèn luyện đội ngũ tiên phong cho cách mạng Việt Nam. Câu 21. Thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cho thấy A. các quốc gia khi được kết nạp là thành viên đều đã được giành độc lập, chủ quyền. B. các quốc gia thành viên có sự đa dạng về thể chế chính trị, trình độ phát triển cao. C. đây là những tổ chức liên chính phủ xây dựng các mục tiêu mang tính thời đại. D. các cường quốc trong tổ chức đơn phương định đoạt những vấn đề của toàn cầu. Câu 22. Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) không cho thấy A. quá trình góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới. B. sức mạnh quân sự áp đảo có thể đánh thắng đoàn kết dân tộc. C. đối phương luôn dùng sức mạnh tổng hợp chia rẽ dân tộc. D. cuộc chiến diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động. Câu 23. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa công cuộc Cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam? A. Gây dựng nền móng chế độ xã hội chủ nghĩa. B. Lấy cải tổ văn hoá – xã hội làm trung tâm. C. Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước quản lý. D. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Câu 24. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, lí luận giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc truyền bá không có ý nghĩa nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Là cơ sở cho sự trưởng thành trong đấu tranh của giai cấp công nhân. B. Là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước đang đi tìm chân lí. C. Góp phần giúp cách mạng lựa chọn khuynh hướng cách mạng phù hợp. D. Thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển, thiết lập được chế độ xã hội mới. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á đã xuất hiện những tổ chức khu vực và kí kết các hiệp ước giữa các nước trong khu vực. Tháng 1-1959, Hiệp ước hữu nghị và kinh tế Đông Nam Á (SAFET) bao gồm Malaixia và Philippin ra đời. Tháng 7-1961, Hội Đông Nam Á (ASA) gồm Malaixia, Philippin và Thái Lan duợc thành lập. Tháng 8-1963, một tổ chức gồm Malaixia, Philippin, Inđônêxia (MAPHILINDO) được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức trên đây không tồn tại được lâu do sự bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền”. (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.358). a) Malaixia, Philippin, Thái Lan, Inđônêxia là những quốc gia sớm có ý tưởng về việc thành lập một tổ chức khu vực ở Đông Nam Á. b) Yếu tố quyết định sự thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là các nước trong khu vực đã giành được độc lập và có nhu cầu hợp tác cùng phát triển. c) Các tổ chức tiền thân của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không tồn tại lâu do không thống nhất được giá cả và thị trường tiêu thụ hàng hoá. d) Trong bối cảnh khu vực và quốc tế luôn ổn định, nhu cầu hợp tác để cùng phát triển giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á là tất yếu. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trước thắng lợi vĩ đại của Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện, Đảng ta đã kịp thời nắm lấy thời cơ có một không hai đó để phát động cao trào tổng khởi nghĩa, dựa vào lực lượng chính trị của đông đảo quần chúng ở thành thị và nông thôn kết hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng, đập tan các cơ quan đầu não của địch ở thủ đô và các thành phố, xóa bỏ hoàn toàn hệ thống cai trị của địch ở nông thôn, giành chính quyền trong phạm vi cả nước” (Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.48) a) Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giải quyết được thành công vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội và mang tầm vóc thời đại. b) Thời cơ “có một không hai” nhắc đến trong đoạn tư liệu bắt đầu xuất hiện từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương theo quy định. c) Lực lượng trung gian ngả hẳn về phía cách mạng là một trong những biểu hiệu cho thấy thời cơ của Cách mạng tháng Tám (1945) đã chín muồi. d) Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là điển hình của nghệ thuật phân tích thời cơ, chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ của Đảng hoàn thành ngay khi cách mạng thành công. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. (Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 20022, tr.25 – 26). a) Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Việt Nam xây dựng và phát triển ngay sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. b) Bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế phát triển theo quy luật thị trường không có sự can thiệp của nhà nước. c) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điểm chung trong công cuộc cải cách mở của ở Trung Quốc, cải tổ ở Liên Xô và Đổi mới ở Việt Nam. d) Việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo động lực to lớn để Việt Nam thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: "Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỉ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam.
Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc của sự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhận thấy sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hoá của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau". (Trích: Nghị quyết số 24C/18.65, cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 ở Pa-ri (Pháp), từ ngày 20-10 đến ngày 20-11-1987) a) Đoạn tư liệu trên thể hiện tổ chức UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam. b) Hồ Chí Minh đóng góp vào sự nghiệp chung của thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ hoà bình nhân loại. c) Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc có đóng góp to lớn trong việc định hình Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. d) Trong quá trình lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã góp phần đào tạo những cán bộ cốt cán cho cách mạng Việt Nam.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.