Content text CHUYÊN ĐỀ 4. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM (File HS).pdf
CHUYÊN ĐỀ 4. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM I. Một số lượng thực – thực phẩm thông dụng Lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn, ... có chứa tinh bột Thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, ... được dùng dể làm các món ăn II. Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực – thực phẩm Chất dinh dưỡng Vai trò Carbohydrate (tinh bột, đường) - Chứa tinh bột, đường, chất xơ, nguồn gốc chủ yếu từ thực vật. - Nguồn cấp năng lượng chính cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. - Carbohydrate có nhiều trong lúa, ngô, khoai, sắn, ... Protein (đạm) - Có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể. - Protein liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể và cần thiết cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng. - Protein có nhiều trong cá, thịt, trứng, sữa và các loại hạt đậu, đỗ, ... Lipid (chất béo) - Nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể và có tác dụng chống lạnh. - Lipid có nhiều trong sữa, thịt, cá, lạc, vừng, bơ, dầu thực vật, ... Khoáng chất và vitamin - Chất khoáng gồm calcium, phosphorus, sắt (iron), kẽm (zinc), ... - Vitamin gồm A, B1, B2, C, D, E, ... - Chất khoáng và vitamin có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật. - Nguồn giàu khoáng chất và vitamin như hải sản, rau xanh, củ quả tươi, ... III. Tính chất của lượng thực – thực phẩm ♦ Lương thực – thực phẩm rất đa dạng: có thể ở dạng tươi sống (như rau, củ, cá, tôm, ...) hoặc đã qua chế biến (như cơm, cá rán, thức ăn đóng hộp, ...) ♦ Lương thực – thực phẩm dễ bị hỏng trong không khí do nấm và vi khuẩn phân hủy nếu không được bảo quản hoặc bảo quản không đúng cách. ♦ Cách bảo quản lượng thực – thực phẩm: Đông lạnh, hút chân không, hun khói, sấy khô, ... KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1 Gạo Biến đổi màu sắc, có mốc xanh trên bề mặt. Bảo quản trong chum, vại; đặt nơi khô thoáng, tránh ẩm 2 Thịt 3 Trứng 4 Cá 5 Rau 6 Trái cây Câu 6. [CTST - SBT] Khẩu phần ăn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của cơ thể con người. Hãy cho biết: (a) Khẩu phẩn ăn đầy đủ phải bao gồm những chất dinh dưỡng nào. (b) Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lí, ta cần dựa vào những căn cứ nào. Câu 7. [CTST - SBT] Trong khẩu phần ăn của Dũng (13 tuổi) gồm có: 350g carbohydrate, 100g lipid, 200g protein và nhiều loại vitamin, muối khoáng khác. Em hãy cho biết khẩu phần của Dũng đã hợp lí chưa và giải thích rõ vì sao, biết: - Hiệu suất hấp thụ của cơ thể đối với carbohydrate là 90%, lipid là 80%, protein là 60%. - Nhu cầu dinh dưỡng của nam 13 – 15 tuổi là khoảng 2500 – 2600 kcal/ngày. - 1g carbohydrate tạo ra 4,3 kcal; 1gam lipidtao ra 9,3 kcal, 1gam protein tạo ra 4,1 kcal. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 8. [CD - SBT] Những lương thực – thực phẩm nào giảu các chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng? Hãy kể tên những sản phẩm được chế biến từ các loại lương thực – thực phẩm đó. STT Các nhóm chất thiết yếu Lương thực – thực phẩm Sản phẩm chế biến Gạo Cơm, cháo, bánh,... 1 Chất bột, đường 2 Chất béo 3 Chất đạm 4 Vitamin và chất khoáng Câu 9. [CD - SBT] Lương thực – thực phẩm được chế biến sử dụng làm thức ăn. (a) Ở gia đình em thường sử dụng các cách chế biến lương thực – thực phẩm nào? (b) Kể một số việc cần làm khi chế biến lương thực – thực phẩm để bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm. Câu 10. [KNTT - SBT] Điền từ in nghiêng dưới đây vào chỗ trống cho phù hợp: Chất dinh dưỡng, chuyển hóa, thức ăn, năng lượng Mọi cơ thể sống đều cần chất dinh dưỡng. Thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời, nước và khí carbon dioxide để cung cấp cho chúng năng lượng. Động vật phải lấy ...(1)... thông qua ăn thức ăn. Hầu hết ...(2)... của chúng là thực vật hoặc động vật khác. Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hóa, xảy ra các quá trình ...(3)... để biến thức ăn thành các chất cơ thể cần. Câu 11. [CTST - SBT] Ta đã biết, 100g ngô và 100g gạo đều sinh ra năng lượng là 1528 kJ. Vậy tại sao ta không ăn ngô thay gạo? Câu 12. [KNTT - SBT] Em hãy ghi lại thực đơn ngày hôm qua của em và xếp các thức ăn đó theo nhóm chất (carbohydrate, protein, chất béo, chất khoáng, vitamin). Câu 13. [CD - SBT] Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các yêu cầu dưới đây.