Content text Bài 6. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố (P1) - GV.docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1 NỘI DUNG BÀI HỌC I. BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ: Hình. Bán kính nguyên tử của một số nguyên tố được biểu diễn bằng pm (1 pm = 10 –12 m) Kết luận: Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: • Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngoài cùng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần. • Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng. Ví dụ 1. a) Quan sát hình dưới đây, cho biết bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi chu kì và trong mỗi nhóm A biến đổi như thế nào?
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 2 b) Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi chu kì và trong mỗi nhóm A do yếu tố nào gây ra? Đáp án: a) Trong mỗi chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần từ trái sang phải. Trong mỗi nhóm, bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần từ trên xuống dưới. b) Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngoài cùng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần. Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng. Ví dụ 2. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về bán kính nguyên tử của a) Lithium (Z = 3) và potassium (Z = 19). b) Calcium (Z = 20) và selenium (Z = 34). Đáp án: a) Bán kính nguyên tử potassium lớn hơn bán kính nguyên tử lithium do Li và K thuộc nhóm IA, điện tích hạt nhân của potassium lớn hơn điện tích hạt nhân của lithium, nhưng Li có 2 lớp electron còn K có 4 lớp electron nên lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng của potassium nhỏ hơn. b) Bán kính của calcium lớn hơn bán kính của selenium do Ca và Se cùng thuộc chu kì 4, lực hút giữa điện tích hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng của Ca nhỏ hơn so với Se. Ví dụ 3. Dựa vào xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, em hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: Li (Z = 3), N (Z = 7), O (Z = 8), Na (Z = 11), K (Z = 19). Đáp án: - Các nguyên tố Li (Z = 3), N (Z = 7), O (Z = 8) cùng thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn. ⇒ Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: O < N < Li (2) - Các nguyên tố Li (Z = 3), Na (Z = 11), K (Z = 19) cùng thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. ⇒ Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: Li < Na < K (2) Từ (1) và (2) ⇒ Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: O < N < Li < Na < K. II. ĐỘ ÂM ĐIỆN: Độ âm điện () của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học. Kết luận: Xu hướng biến đổi độ âm điện: Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 3 • Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần. Hình. Xu hướng biến đổi độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A • Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần. Ví dụ 1. a) Từ số liệu trong bảng dưới đây, nhận xét sự biến đổi giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm và trong một chu kì. Giải thích. b) Hãy cho biết vì sao giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIIA còn để trống. Đáp án: a) Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng. Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần. Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần. b) Vì các nguyên tố nhóm VIIIA là khí trơ. Mà do khí trơ hầu như không nhường nhận electron, và độ âm điện lại đại diện cho khả năng hút electron nên không xác định được độ âm điện. Ví dụ 2. Almelec là hợp kim của aluminium với một lượng nhỏ magnesium và silicon (98,8% aluminium; 0,7% magnesium và 0,5% silicon). Almelec được sử dụng làm dây điện cao thế do nhẹ, dẫn điện tốt và bền. Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hãy cho biết thứ tự giảm dần về độ âm
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 4 điện của các nguyên tố hóa học có trong almelec. Đáp án: Thứ tự giảm dần độ âm điện: Si > Al > Mg (do trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, độ âm điện tăng dần). Ví dụ 3. Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự độ âm điện tăng dần là Ca (Z = 20), Mg (Z = 12), P (Z = 15) và S (Z = 16). Hãy giải thích sự sắp xếp này dựa trên sự biến đổi độ âm điện theo chu kì và nhóm A. Đáp án: - Nguyên tố Mg và Ca cùng thuộc nhóm IIA. Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện giảm dần nên độ âm điện của Mg > Ca. - Ba nguyên tố Mg, P, S cùng thuộc chu kì 3. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng dần nên độ âm điện của Mg < P < S. ⇒ Thứ tự độ âm điện tăng dần là Ca, Mg, P, S. Ví dụ 4. Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất? A. 1s 2 2s 2 2p 5 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 . Ví dụ 5. Hai ion X + và Y – đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar (Z = 18). Cho các phát biểu sau: (1) Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điên của Y là 4. (2) Bán kính ion Y – lớn hơn bán kính ion X + . (3) X ở chu kì 3, còn Y ở chu kì 4 trong bảng hệ thống tuần hoàn. (4) Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Đáp án: C X (Z =19): [Ar]4s 1 ; Y (Z = 17) : [Ne]2s 2 2p 5 . (3) Sai vì X thuộc chu kì 4, Y thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn. III. TÍNH KIM LOẠI, PHI KIM: Tính kim loại: tính dễ nhường electron càng dễ nhường electron thì tính kim loại càng mạnh (Cs là kim loại mạnh nhất). Hình. Quá trình nhường, nhận electron của nguyên tử sodium Tính phi kim: tính dễ nhận electron càng dễ nhận electron thì tính phi kim càng mạnh (F là phi kim mạnh nhất). Hình. Quá trình nhường, nhận electron của nguyên tử fluorine (b) Kết luận: