Content text 8. CHUYÊN ĐỀ MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN.docx
CHỦ ĐỀ ĐIỆN CHUYÊN ĐỀ DÒNG ĐIỆN, NGUỒN ĐIỆN A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Phát biểu được định nghĩa về dòng điện, nguồn điện - Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu không dẫn điện. - Giải thích được nguyên nhân vật dẫn điện, vật không dẫn điện. B. ÔN TẬP KIẾN THỨC I. Dòng điện – nguồn điện 1. Dòng điện Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Các dụng cụ điện có thể hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Ví dụ: Bóng đèn điện khi cắm điện vào, dòng điện chạy qua đèn làm bóng đèn sáng lên. 2. Nguồn điện Nguồn điện là thiết bị có khả năng cung cấp năng lượng điện cho các dụng cụ điện hoạt động. Ví dụ: Pin, acquy Pin và acquy là những nguồn điện có hai cực Một cực là cực dương (kí hiệu +)
Một cực là cực âm (kí hiệu -). - Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. Ví dụ: Hình vẽ bên dưới là một mạch điện kín gồm: + Nguồn điện: Pin có cực A (-), cực B (+) + Bóng đèn: Vật tiêu thụ điện. + Dây nối: Dây đồng 3. Vật liệu dẫn điện và vật liệu không dẫn điện - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. Ví dụ: Các kim loại, các dung dịch muối, axit, kiềm, nước thường dùng...
Vật liệu dẫn điện thường làm bằng kim loại. Dòng điện trong kim loại - Trong kim loại có rất nhiều các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong đó. Các electron này được gọi là các electron tự do. - Dòng điện trong kim loại có rất nhiều các electron tự do dịch chuyển có hướng. - Trong mạch điện kín có dòng điện chạy qua, các electron tự do trong kim loại bị cực âm đẩy đồng thời bị cực dương hút. - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện. Ví dụ: Nước nguyên chất, gỗ khô, nhựa, cao su, thủy tinh...
II. Mạch điện đơn giản 1. Mạch điện đơn giản Với các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nổi, công tắc, để bóng đèn phát sáng ta phải nối chúng lại với nhau thành một mạch kín, gọi là mạch điện. Bất cứ mạch điện nào cũng gồm các bộ phận: nguồn điện, dây nối và các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện (bóng đèn, động cơ điện, bếp điện, quạt điện, ti vi,...). Nhằm mô tả đơn giản một mạch điện và lắp mạch điện đúng yêu cầu, người ta sử dụng kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện như Bảng 22.1 để vẽ sơ đồ mạch điện. KÍ HIỆU CÁC BỘ PHẬN CỦA MẠCH ĐIỆN STT Thiết bị điện Hình ảnh Kí hiệu 1 Nguồn điện (Pin, Acquy) 2 Bóng đèn