Content text Đề 21 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2024 - Môn Hóa Học (Có giải).Image.Marked.pdf
Trang 1 / 5 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỀ THI MẪU SỐ 21 – TLCMHTC0007 PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Câu 71. X thuộc chu kì 3, Y thuộc chu kì 2. Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc phân nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? A. X thuộc nhóm VA; Y thuộc nhóm IIIA. B. X thuộc nhóm VIIA; Y thuộc nhóm VA. C. X thuộc nhóm VIA; Y thuộc nhóm IIIA. D. X thuộc nhóm IVA; Y thuộc nhóm VA. Câu 72. Đốt cháy 400 ml hỗn hợp khí có chứa nitơ và hiđrocacbon X trong oxi dư. Thể tích hỗn hợp thu được sau khi đốt là 1,4 lít. Sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 800 ml hỗn hợp, người ta cho lội qua dung dịch KOH thấy còn 400 ml khí. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của X là A. C2H6 . B. C2H4 . C. C2H2 . D. C3H8 . Câu 73. Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là A. 11. B. 6. C. 12. D. 10. Câu 74. Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng kim loại không tan. Muối trong dung dịch X là A. CuSO4, FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4. D. FeSO4, Fe2(SO4)3.
Trang 2 / 5 Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93 N2O là loại khí không màu, có tác dụng giảm đau, vị ngọt nhẹ. N2O còn gọi là khí cười bởi nó có thể gây cảm giác hưng cảm. Chất này có thể gây tê, mê toàn thân nhưng không mất tri giác và duy trì sự đối thoại (và sự hợp tác) của cán bộ y tế với bệnh nhân. Khí NO là một trong các loại khí quan trọng trong quá trình sản xuất, hoạt động sống của con người (hỗ trợ chuẩn đoán bệnh, có trong thành phần của thuốc,...). Bên cạnh đó nó còn đóng vai trò sinh học trong cơ thể. Bảng sau cho biết độ tan (lít) của khí N2O và NO trong 1 lít nước ở 760 mmHg. Câu 91. Độ tan của khí N2O và NO thay đổi theo nhiệt độ như thế nào? A. Nhiệt độ càng cao, độ tan càng cao. B. Nhiệt độ càng cao, độ tan càng thấp. C. Độ tan của khí N2O ở nhiệt độ 20oC thấp hơn ở nhiệt độ 25oC. D. Độ tan của khí NO ở nhiệt độ 5oC thấp hơn ở nhiệt độ 10oC. Câu 92. So sánh độ tan của khí N2O và NO ở cùng một nhiệt độ ta thấy A. độ tan của NO cao hơn. B. độ tan của 2 khí bằng nhau. C. độ tan của khí NO luôn gấp đôi độ tan của N2O. D. độ tan của N2O cao hơn. Câu 93. Để điều chế khí N2O trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành nhiệt phân muối NH4NO3 trong điều kiện nhiệt độ t1 oC. Tại một nhiệt độ t2 oC khác, nhiệt phân NH4NO3 sẽ tạo thành các sản phẩm: NH3, NO2, H2O. Khi nhiệt phân 8,0 gam muối NH4NO3 sẽ thu được x mol khí N2O ở nhiệt độ t1 oC và cũng lượng NH4NO3 đó khi nhiệt phân ở nhiệt độ t2 oC thu được y mol NO2. Giá trị của x, y lần lượt là
Trang 3 / 5 A. 0,6 0,2; 7 x y B. 0,8 0,1; 7 x y C. 0,4 0,1, 7 x y D. 0,3 0,2; 7 x y Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96 Chuẩn độ axit – bazơ được sử dụng rất rộng rãi để xác định nồng độ các dung dịch axit hoặc các dung dịch bazơ. Trong phương pháp chuẩn độ axit – bazơ người ta dùng dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để chuẩn độ dung dịch axit hoặc dùng dung dịch axit mạnh (HCl, H2SO4, HNO3) đã biết chính xác nồng độ để chuẩn độ dung dịch bazơ. Trong quá trình chuẩn độ, pH của dung dịch thay đổi liên tục theo lượng dung dịch chuẩn thêm vào. Tại điểm tương đương (là thời điểm mà dung dịch chuẩn vừa trung hòa hết dung dịch axit hoặc bazơ cần chuẩn độ) giá trị pH của dung dịch phụ thuộc vào bản chất của axit hoặc bazơ cần chuẩn độ và nồng độ của chúng. Để nhận ra điểm tương đương của phản ứng chuẩn độ, người ta dùng chất chỉ thị gọi là chất chỉ thị axit – bazơ hay chất chỉ thị pH (màu của chất chỉ thị phụ thuộc vào pH của dung dịch). Với mỗi phản ứng chuẩn độ axit – bazơ người ta chọn chất chỉ thị có khoảng pH đổi màu nằm trong bước nhảy pH (sự thay đổi pH của dung dịch một cách đột ngột xung quanh điểm tương đương). Có thể xác định bước nhảy pH dựa vào việc xác định pH của dung dịch ở thời điểm gần sát (sai số cho phép là ±0,1%) điểm tương đương. Thí nghiệm. Một sinh viên tiến hành thí nghiệm chuẩn độ như sau: - Lấy 100 ml dung dịch HCl 0,1 M vào bình tam giác thủy tinh. - Lấy dung dịch chuẩn NaOH 0,1 M vào buret. - Mở van khóa của buret để thêm từ từ dung dịch chuẩn NaOH vào bình tam giác thủy tinh. Sinh viên ghi lại quá trình làm thí nghiệm và tính được pH của dung dịch trong quá trình chuẩn độ, kết quả được ghi trong bảng sau: Câu 94. Phương trình phản ứng ion thu gọn thể hiện bản chất của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên là A. HCl H Cl . B. 2 2 2 H O H O . C. NaOH Na Cl . D. 2 H OH H O . Câu 95.
Trang 4 / 5 Nếu sinh viên sử dụng chất chỉ thị là phenolphtalein thì hiện tượng quan sát được trong bình tam giác thủy tinh tại thời điểm thêm 101 ml dung dịch NaOH là A. dung dịch trong bình tam giác thủy tinh có màu hồng. B. dung dịch trong bình tam giác thủy tinh có màu xanh. C. dung dịch trong bình tam giác thủy tinh có màu đen. D. dung dịch trong bình tam giác thủy tinh sủi bọt khí. Câu 96. Tại thời điểm thêm 30 ml dung dịch NaOH vào bình tam giác thủy tinh, pH của dung dịch có giá trị là A. 1,56. B. 1,27. C. 1,63. D. 1,15.