PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text đề cương ôn tập

CÔNG THỨC SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI ĐOẠN THƠ/ BÀI THƠ Các yếu tố trong thơ: + Nhân vật trữ tình + Hình ảnh thơ + Nghệ thuật: o vần thơ, nhịp thơ, nhạc điệu, o BPTT o Độc đáo trong ngôn từ + Cấu tứ: o Mạch cảm xúc (bố cục) o Cách sắp xếp hệ thống hình ảnh trong thơ o Thể thơ o Câu Dạng 1: So sánh, đánh giá hai tác phẩm/ hai đoạn trích thơ. Dạng 2: So sánh, đánh giá hình ảnh và cấu tứ trong hai tác phẩm/ hai đoạn trích thơ. Dạng 3: So sánh, đánh giá chủ đề và hình tượng trong thơ. Mở bài: - Giới thiệu hai tác phẩm thơ. - Cơ sở, mục đích so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ. Ví dụ cho MB gián tiếp: Không phải ngẫu nhiên mà Rasul Gamzatov đã từng tâm niệm rằng: “Thơ ca bắt nguồn từ những âm vang của tâm hồn”. Thật vậy, thi ca muôn đời là nơi bộc lộ những trăn trở, những nghĩ suy, những thổn thức của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời. Và bài thơ ... của (Tác giả) và bài thơ ... của (Tác giả) ... cũng chính là những nỗi niềm chân thành của thi nhân. Hai bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc về những điểm tương đồng, cũng như khác biệt, nhất là qua hai đoạn trích thơ ... và .... Thân bài: * KHÁI QUÁT ● “Trước hết là các nghệ sĩ lớn, sau đó mới đến các nhà khoa học, họ xứng đáng hơn ai hết được hưởng sự kính trọng của con người.” (Einstein) – Nhà thơ/ tác giả....xứng đáng nhận được sự kính trọng của độc giả muôn đời >>>> viết về tác giả, tác phẩm ● “Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật” (Bielinxki). Tác phẩm ...đã ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt >>> viết về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và khái quát nội dung tác phẩm của tác phẩm. Khái quát về nét chung/ nét riêng của 2 tác phẩm (về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, chủ đề, thể thơ...)) Chú ý một số hoàn cảnh sáng tác tiêu biểu: - Trước cách mạng tháng Tám năm 1945: => người trí thức nghèo và người nông dân nghèo => tầng lớp bị Tây hoá: nhố nhăng, lố bịch - Từ 1945- 1954: kháng chiến chống Pháp - Từ 1954- 1975: kháng chiến chống Mĩ
=> cảm hứng nhân đạo gắn liền với cảm hứng anh hùng, thiên về ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người trong chiến tranh, hướng tới khát vọng, lý tưởng cao cả của dân tộc. - Sau 1975- thời kì hậu chiến: => hướng mối quan tâm đến những số phận cá nhân sau chiến tranh, đến cuộc đời riêng của con người trong nhịp sống sôi động của cả dân tộc; nhìn sâu vào nỗi đau con người sau cuộc chiến, để thấy những vênh lệch giữa cá nhân và cộng đồng, những bi kịch cá nhân đau đớn, day dứt. * PHÂN TÍCH: ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG/ ĐIỂM KHÁC BIỆT 1. Nhân vật trữ tình + Xuất hiện trực tiếp/ xuất hiện qua hình tượng nghệ thuật trong bài thơ. + Xuất hiện gián tiếp/ xuất hiện dưới dạng ẩn 2. Mạch cảm xúc (bố cục) - Mạch cảm xúc trong thơ là sự sắp xếp, tổ chức, thể hiện những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ và trạng thái tâm lý của người viết trong bài thơ. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và tác động của bài thơ đối với người đọc. - Xác định bố cục của bài thơ: Gồm mấy phần? Nội dung của từng phần? - Nhận xét về mạch cảm xúc: triển khai theo trình tự nào? 3. Hình ảnh trong thơ: hình ảnh biểu tượng Dẫn dắt: Hình ảnh trong thơ là linh hồn của ngôn từ, mang đến những cảm xúc sâu lắng và ý tưởng phong phú. Thông qua hình ảnh, thơ ca không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn khơi dậy những rung động tinh tế, đưa người đọc bước vào một thế giới đa chiều của cảm xúc, trí tưởng tượng và suy tư. Mỗi hình ảnh là một mắt xích kết nối giữa tâm hồn nhà thơ và người đọc, truyền tải những ý nghĩa ẩn dụ, thông điệp sâu sắc về cuộc sống và con người. Nhận định tham khảo: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” (Nguyễn Đình Thi) - Có những hình ảnh nào xuất hiện trong thơ? + Hình ảnh không gian + Hình ảnh thời gian + Hình ảnh biểu tượng + Hình ảnh làng quê + Hình ảnh sự vật + Hình ảnh con người ... => phân tích: thể hiện điều gì? Tượng trưng cho cái gì? Thể hiện cảm xúc, tâm trạng gì của nhân vật trữ tình? - Tác dụng: + Tạo sự gần gũi, sống động: Hình ảnh trong thơ giúp biến những ý tưởng trừu tượng thành những hình tượng cụ thể, sống động.
3. Ngôn ngữ trong thơ Nhận định tham khảo: Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ Như khai thác chất hiếm rađium Lấy một gam phải mất một năm lao lực Lấy một chữ phải mất một tấn quặng ngôn từ. (Maiacốpxki) Có từ ngữ gì đặc biệt, cấu tạo từ độc đáo không? (từ láy tượng hình, tượng thanh; động từ; ...) 4. Biện pháp tu từ trong thơ - Xác định biện pháp tu từ tiêu biểu - Nêu tác dụng (3, 4,5 có thể gộp lại thành LĐ phân tích hình ảnh và ngôn từ trong thơ) 6. Cấu tứ + Thể thơ là gì? Trong bài có bao khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu câu? + Nhịp điệu, giọng điệu: trầm buồn, tha thiết, hào hùng, lạc quan, hóm hỉnh,.... + Câu đặc biệt: có câu thơ nào được lặp lại nhiều lần không? Có câu thơ nào dài ngắn bất thường không? 7. Thông điệp, tư tưởng * LÍ GIẢI VIỆC SO SÁNH “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” (Lêônít Lêônốp)>>> đánh giá Điểm tương đồng: cùng hoàn lịch sử/ cùng quan điểm sáng tác. Điểm khác biệt: mỗi tác giả có cái nhìn thẩm mĩ, quan điểm về cuộc sống, phong cách sáng tác khác nhau/ Xuất phát từ tài năng văn chương, sự nhạy bén về tâm hồn của hai nhà văn. * ĐÁNH GIÁ, KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA CÁC TÁC PHẨM. Nội dung, nghệ thuật, bài học, thông điệp của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam. Có nội dung gì? Có đặc sắc về nghệ thuật không? Thông điệp, bài học rút ra từ đoạn trích là gì? => làm từng tác phẩm. Kết bài: - Giá trị chung: Cả hai bài thơ đều khắc họa .... Thể hiện .... - Tác động đến bản thân: ..... KẾT BÀI CÔNG THỨC KB1: Hemingway đã từng khẳng định: “Tất cả tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử riêng của nó” và (tên tác phẩm)....... của nhà văn/nhà thơ/nhà viết kịch......... đã chứng minh được điều đó. Rõ ràng, văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian nên hai tác phẩm ấy vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi về sau. KB2: (Vấn đề cần nghị luận) trong tác phẩm...... có lẽ chính là nét vẽ đẹp nhất mà người nghệ sĩ...đã tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình. Dù cho ở quá khứ, hiện tại hay
tương lai, tác phẩm...vẫn sống mãi với thời gian. Thật đúng với lời nhận định: “Văn học nằm ngoài sự băng hoại, mình nó không chấp nhận cái chết”.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.