Content text GVG305 DEMO.pdf
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .... TRƯỜNG TIỂU HỌC .... BIỆN PHÁP MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG MÔN TOÁN LỚP 3 (BỘ SÁCH CÁNH DIỀU) Tác giả: Trình độ chuyên môn: Chức vụ: Đơn vị công tác: ....., ngày .... tháng .... Năm 2022
MỤC LỤC 1. Tình trạng giải pháp đã biết ................................................................................. 1 1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học ................................................... 1 1.2. Đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học ........................................................ 1 1.3. Đặc điểm môn toán ở lớp 3 .......................................................................... 2 1.4. Đặc điểm của lớp chủ nhiệm ........................................................................ 2 2. Nội dung giải pháp: .......................................................................................... 3 2.1. Mục đích giải pháp ...................................................................................... 3 2.2. Nội dung giải pháp ....................................................................................... 3 2.2.1. Các bước thực hiện giải pháp ................................................................. 3 2.2.2. Cách thức thực hiện ............................................................................... 3 2.2.3. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp so với giải pháp cũ ....................... 8 3. Khả năng áp dụng của biện pháp ...................................................................... 8 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học ................ 8 5. Những người tham gia áp dụng sáng kiến ......................................................... 9 6. Các thông tin cần được bảo mật. ....................................................................... 9 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. ................................................... 9 8. Tài liệu kèm theo: Giấy áp dụng, áp dụng thử sang kiến ................................... 9
1 MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN 1. Tình trạng giải pháp đã biết 1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học Qua nghiên cứu khả năng phân tích của học sinh lớp 3 còn thấp, các em thường tri giác trên tổng thể.Tri giác không gian chịu nhiều tác động của trường tri giác gây ra các biến giác, các ảo giác. Sự chú ý không chủ định còn chiếm ưu thế ở học sinh lớp 3. Sự chú ý này không bền vững nhất là đối với các đối tượng ít thay đổi. Trí nhớ trực quan - hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ lô- gic. Các hình ảnh, hiện tượng cụ thể dễ nhớ hơn là các câu chữ trừu tượng khô khan. Ở lớp 3, trí nhớ tưởng tượng có phát triển hơn lớp 2 nhưng còn tản mạn, ít có tổ chức và chịu nhiều ảnh hưởng của hứng thú, của kinh nghiệm sống và các mẫu hình đã biết. Với những đặc điểm nhận thức đã nêu trên của học sinh lớp 3, người giáo viên cần nắm vững làm cơ sở để lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp trong quá trình giải các bài toán, để biết cách thu hút sự chú ý của học sinh, giúp các em hiểu được bản chất của bài toán, nắm được cách giải bài toán một cách lô - gic khoa học chứ không máy móc đồng thời dần dần hình thành ở các em các thao tác tư duy, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết của người lao động mới. 1.2. Đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học Tư duy của học sinh lớp 3 là quá trình các em phản ánh bản chất của đối tượng vào não trong quá trình học tập. Ở học sinh lớp 3 có các loại tư duy sau: a. Tư duy trực quan hành động: Là loại tư duy hướng vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể trực quan dựa vào các thao tác bàn tay. b.Tư duy trực quan hình ảnh: Là loại tư duy hướng vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể trực quan. Các nhà tâm lí học sư phạm cho rằng: Khi phân loại và khái quát hóa đối tượng hầu hết học sinh đầu bậc Tiểu học đều dựa vào các dấu hiệu tác động mạnh đến giác quan, điều này gây khó khăn cho học sinh khi phân loại các dạng bài toán và tìm ra phương pháp giải chúng nói chung. Vì thế, giáo viên cần kiên nhẫn giúp các em nhận biết được các dạng bài toán để tìm ra cách giải các dạng bài toán đó. Tuy nhiên để học sinh nhận biết và giải được các bài toán đó thì cần phải thông qua các hoạt động thực hành, các hoạt động trừu tượng hóa và khái quát đối tượng.
2 1.3. Đặc điểm môn toán ở lớp 3 Chương trình môn toán ở lớp 3 gồm các mạch kiến thức chính sau: - Số tự nhiên - Bốn phép tính với số tự nhiên - Đại lượng và đo đại lượng - Yếu tố hình học - Tính giá trị biểt thức - Giải toán có lời văn. Các mạch kiến thức này nói chung không được trình bày bằng những chương, từng phần riêng biệt mà chúng luôn được sắp xếp xen kẽ với nhau tạo thành một sự kết hợp hữu cơ và hỗ trợ đắc lực lẫn nhau trên nền tảng của các kiến thức số học. Trong mỗi bài thì việc thực hiện phép nhân, phép chia trong môn Toán lại chiếm một thời lượng khá lớn là hình thức hoạt động trong hoạt động học tập của học sinh và cũng giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng kĩ xảo ứng dụng toán học vào thực tiễn. 1.4. Đặc điểm của lớp chủ nhiệm Năm học 2021 - 2022 tôi được phân công giảng dạy lớp 3D trường tiểu học Nguyễn Trãi – Thành phố Yên Bái Lớp 3D do tôi chủ nhiệm và giảng dạy có 41 học sinh. Trong đó: Đa số là con gia đình kinh doanh và lao động tự do. Nhiều em do hoàn cảnh gia đình phải ở cùng ông bà thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm của bố mẹ điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Qua thực tế giảng dạy và thảo luận cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Trong mạch nội dung Số và phép tính của môn Toán lớp 3 thì khi thực hiện phép nhân, phép chia học sinh còn hay nhầm lẫn, gặp nhiều khó khăn. Do ở lớp 3 học sinh mới bắt đầu được thực hiện phép tính nhân và chia ngoài bảng. Bên cạnh đó nhiều em chưa nhận được sự quan tâm từ gia đình, chưa nắm chắc bản chất của phép nhân và phép chia, chưa phát triển khả năng tư duy của các em. Chính vì vậy việc giúp học sinh thực hiện thành thạo các phép tính nhân và phép chia là một vấn đề cấp thiết, vô cùng quan trọng. Giúp học sinh có nền tảng để thực hiện tốt các phép nhân, phép chia ở lớp trên và học tốt các mạch kiến thức khác trong chương trình. Tóm lại: Bất cứ một phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào cũng có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Cái chính là cách chúng ta làm thế nào để phát huy được thế mạnh của nó và loại bỏ dần những hạn chế nảy sinh trong quá trình thực hiện. Sau đây là một số giải pháp để thực hiện thành công giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán lớp 3.