Content text P3. 3.1. LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU (12 câu) - Đáp án và lời giải.Image.Marked.pdf
ĐAI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 3 (ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 3: TƯ DUY KHOA HỌC 3.1. LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 91. C 92. B 93. D 94. C 95. B 96. B 97. C 98. D 99. A 100. D 101. A 102. A PHẦN 3: TƯ DUY KHOA HỌC 3.1. LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Dựa vào thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 91 - 94: Một nhóm gồm 8 phụ nữ đi cắm trại gồm 2 người đã có chồng là V và X và 6 cô gái là K, L, M, O, P,T. Họ ở trong 3 lều 1, 2 và 3 với các thông tin sau đây: - Mỗi lều không chứa nhiều hơn 3 người và V ở lều thứ nhất. - V không ở cùng lều với O, con gái cô ta. - X không ở cùng lều với P, con gái cô ta. - K, L và M là những người bạn thân, và họ sẽ ở cùng một lều. Câu 91: Người nào sau đây có thể ở lều thứ nhất? A. K B. O C. X D. L Đáp án đúng là C Phương pháp giải Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho Phương pháp suy luận đơn giản Lời giải {K, L, M} ở chung lều, có thể là lều 2, có thể là lều 3. Lều này không còn ai nữa. Những người còn lại ở lều 1 và lều còn lại (2 hoặc 3). Vì V ở lều 1 nên O, con của V không thể ở lều 1 theo điều kiện 2). Vậy chỉ có thể là X Câu 92: Nếu K ở lều thứ hai thì khẳng định nào sau đây đúng? A. M ở lều thứ ba B. O ở lều thứ ba C. P ở lều thứ hai D. T ở lều thứ nhất Đáp án đúng là B
Phương pháp giải Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho Phương pháp suy luận đơn giản Lời giải {K, L, M} ở chung lều, có thể là lều 2, có thể là lều 3. Lều này không còn ai nữa. Những người còn lại ở lều 1 và lều còn lại (2 hoặc 3). - Nếu K ở lều thứ hai thì lều thứ hai bao gồm K, L, M. Vì V ở lều thứ nhất nên O, con của V, ở lều thứ ba. Câu 93: Nếu L ở lều 3 và hai người phụ nữ đã có chồng không ở cùng lều thì những người nào có thể ở lều 2? A. M và T B. X và T C. K, M và O D. O, T và X Đáp án đúng là D Phương pháp giải Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho Phương pháp suy luận đơn giản Lời giải {K, L, M} ở chung lều, có thể là lều 2, có thể là lều 3. Lều này không còn ai nữa. Những người còn lại ở lều 1 và lều còn lại (2 hoặc 3). L ở lều 3 tức là lều 3 bao gồm K, L, M. Hai người phụ nữ có chồng V và X không ở cùng lều tức là V ở lều 1 (theo điều kiện 1)) và X ở lều 2. Các phương án A và C bị loại. P là con của X không thể ở cùng lều 2, do đó D bị loại. O là con của V sẽ ở lều 2. Câu 94: Nếu V và T ở cùng lều thì khả năng nào sau đây có thể xảy ra? A. K và P ở cùng lều B. O và T ở cùng lều C. Lều thứ 2 chỉ có hai người O và X D. Lều thứ 3 chỉ có hai người P và X
Đáp án đúng là C Phương pháp giải Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho Phương pháp suy luận đơn giản Lời giải {K, L, M} ở chung lều, có thể là lều 2, có thể là lều 3. Lều này không còn ai nữa. Những người còn lại ở lều 1 và lều còn lại (2 hoặc 3). Nếu V và T ở cùng lều thì O và T không thể ở cùng lều. Ta loại phương án (B). Do lều 2 hoặc 3 chỉ có ở K, L, M ở cùng nên ta loại (A). Điều kiện 3 suy ra một trong hai người X và P phải ở chung lều với V và T, do đó loại E và cũng loại D luôn. Vậy chỉ còn phương án C. Cụ thể cách phân lều là {V, T, P}, {X, O}, {K, L, M}. Dựa vào thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 95 - 98: Một nhóm năm học sinh M, N, P, Q, R xếp thành một hàng dọc trước một quầy nước giải khát. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được từ các thông tin trên: +) M, P, R là nam; N, Q là nữ +) M đứng ngay trước Q +) N đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai +) Học sinh đứng sau cùng là nam Câu 95: Thứ tự (từ đầu đến cuối) xếp hàng của các học sinh phù hợp với các thông tin được ghi nhận là: A. M, N, Q, R, P B. N, M, Q, P, R C. R, M, Q, N, P D. R, N, P, M, Q Đáp án đúng là B Phương pháp giải Sử dụng phương pháp loại đáp án, đối chiếu các đáp án với điều kiện đề bài cho. Phương pháp suy luận đơn giản Lời giải Vì N đứng thứ nhất hoặc hai nên C loại vì ở C thì N đứng thứ tư. Vì HS cuối là nam nên D loại vì ở D thì học sinh cuối cùng là Q nữ. Loại A vì M phải đứng ngay trước Q.