Content text Văn 10 - Đáp án (Tuyên Quang).doc
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG --------------------- ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2023 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 (Hướng dẫn chấm có 05 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn và tính chất của kỳ thi là để chọn học sinh giỏi nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có những ý tưởng mới mẻ, cách trình bày sáng tạo. - Việc chi tiết hoá hướng dẫn chấm (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý, được thống nhất trong tổ chấm thi và được trưởng ban chấm thi duyệt. - Đề thi mang tính mở, thí sinh được chủ động lựa chọn vấn đề bàn luận gợi ra từ ngữ liệu của đề bài. Giám khảo cần căn cứ vào thực tế bài làm và các yêu cầu về hình thức, nội dung của bài để chấm điểm. - Điểm toàn bài lẻ đến 0,25. II. Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm 1 Đoạn trích trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Với góc nhìn của một người trẻ tuổi, hãy viết bài văn nghị luận với nhan đề “Tuổi trẻ và....” để bày tỏ suy nghĩ về vấn đề mà anh/chị quan tâm. 8,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài đánh giá được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận - Lựa chọn được vấn đề thích hợp từ đoạn trích, hoàn thành nhan đề bài viết để bàn luận. - Nhan đề cần đảm bảo ngắn gọn, súc tích, rõ vấn đề. Thí sinh có thể xác định nhiều vấn đề bàn luận khác nhau song cần có cơ sở, có sự tương ứng với nội dung đoạn trích, đảm bảo phù hợp với thuần phong mĩ tục, các chuẩn mực đạo đức, không vi phạm pháp luật. Có thể lựa chọn một trong các hướng: + Tuổi trẻ và trách nhiệm + Tuổi trẻ và lí tưởng + Tuổi trẻ và niềm tin + Tuổi trẻ và những sự lựa chọn… 0,75
c. Triển khai vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể trình bày theo định hướng sau: * Giải thích - Giải thích, cắt nghĩa, khái quát được nội dung đoạn trích. - Nêu được khái niệm của tuổi trẻ và vấn đề chọn lựa để bàn luận (trách nhiệm, lí tưởng, niềm tin, sự lựa chọn...). 1,0 * Bàn luận, đánh giá Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau song cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau. - Xác định được điểm nhìn, góc quan sát, suy nghĩ về vấn đề từ vị thế của một người trẻ tuổi. - Nêu được lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận. - Thể hiện được những suy tư, trăn trở về vấn đề bàn luận, thể hiện được sự quan sát, hiểu biết về vấn đề xã hội mà mình lựa chọn. Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ thông qua các ý sau: + Biểu hiện, đặc điểm của vấn đề + Vai trò, ý nghĩa của vấn đề đối với cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là đối với giới trẻ. + Phân tích, chứng minh thông qua những minh chứng cụ thể từ thực tiễn - Thể hiện thái độ rõ ràng, tình cảm cụ thể, sâu sắc, có cảm xúc, sự chân thành, gắn kết với đời sống. - Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Thí sinh có thể triển khai theo nhiều hình thức khác nhau song cần đảm bảo có lập luận chặt chẽ, chắc chắn, có kiến giải hợp lí, thuyết phục. 4,0 * Bàn luận, mở rộng vấn đề - Cần thấy được ý nghĩa quan trọng của việc suy tư, bàn luận về những vấn đề gắn bó mật thiết với người trẻ tuổi được gợi ra từ đoạn trích. Từ đó, có hiểu biết, kiến giải sâu sắc về cuộc sống, vững vàng hơn trước những khả thể, bất ngờ của đời sống. - Để đáp ứng yêu cầu của đề bài cần chọn 01 vấn đề để bàn luận song cần hiểu rằng, đời sống là tổng hoà của nhiều mối quan hệ, phương diện, để sống trọn vẹn, đủ đầy nhất, mỗi người mà nhất là người trẻ cần thấy được vai trò quan trọng của cả những vấn đề khác và mối quan hệ giữa chúng. 1,0 d. Sáng tạo Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…); thể hiện quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 2 Bàn về văn chương, nhà nghiên cứu Phong Lê cho rằng: Nó hướng tới sự thanh lọc tình cảm, kích thích một thái độ sống tích cực ở con người đối với thế giới chung quanh, với nhân quần, với đồng loại. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy bình luận về ý kiến. 12,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài đánh giá được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Giá trị, chức năng của văn học. 1,0 c. Triển khai vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể trình bày theo định hướng sau: * Giải thích - Văn chương: loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng. - hướng tới thanh lọc tình cảm: đem đến những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp, gạn bỏ những điều xấu xa, làm cho tâm hồn trở nên trong sạch hơn. - kích thích một thái độ sống tích cực ở con người đối với thế giới chung quanh, với nhân quần, với đồng loại: khuyến khích con người có thái độ sống lạc quan, tin tưởng, lan toả những điều tốt đẹp đến thế giới xung quanh. => Ý kiến của nhà nghiên cứu Phong Lê đã nêu lên chức năng cơ bản của văn chương: giáo dục tình cảm, cảm xúc, khuyến khích con người sống với sự tin tưởng, lạc quan, biết chia sẻ, quan tâm tới con người và thế giới, 1,0
* Bàn luận Thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau tuy nhiên cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau: - Văn học nghệ thuật luôn bắt nguồn từ cuộc sống mà ở đó con người là trung tâm. Phản ánh hiện thực khách quan trong tác phẩm nghệ thuật, bao giờ người nghệ sĩ cũng có ý thức truyền tải những tư tưởng, tình cảm chủ quan của mình; khao khát viết nên một tác phẩm có giá trị, hướng tới con người, vì con người. - Văn học có nhiều chức năng, trong đó đặc biệt hơn cả là chức năng giáo dục, cảm hóa con người. + Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người, do con người sáng tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của đời sống, nhất là đời sống tâm hồn. + Văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, đem đến những cảm xúc tích cực, giúp con người vượt lên trên cuộc sống bé nhỏ của cá nhân để sống với thế giới xung quanh, với nhiều cuộc đời khác qua các hình tượng nghệ thuật. Văn học có khả năng làm cho thế giới tình cảm của con người trở nên trong sạch, hoàn thiện hơn. - Hướng tới giá trị nhân văn, nhấn mạnh khả năng cảm hóa, thay đổi con người bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính. 3,0 * Chứng minh - Thí sinh dựa vào trải nghiệm đọc văn học, lựa chọn tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định. - Khai thác các tác phẩm đã lựa chọn (tối thiểu là 02) cần làm sáng tỏ các vấn đề theo định hướng bàn luận nêu trên, cần làm nổi bật một số phương diện: + Tác phẩm đã đem đến những tình cảm, cảm xúc nào giúp thanh lọc tâm hồn con người? + Tác phẩm đã kích thích ở người đọc thái độ sống tích cực nào? + Những cảm xúc tốt đẹp và khả năng kích thích thái độ sống tích cực đem đến cho tác phẩm những giá trị nào? Thể hiện được điều gì về tài năng, tâm huyết của tác giả? (Chú ý: Nếu thí sinh chỉ phân tích dẫn chứng đơn thuần mà không làm sáng tỏ vấn đề lí luận: cho không quá ½ số điểm) 4,5