PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text MD CK Y21.docx

MDĐC CKĐC CK Y21 Người gõ đề: Nguyễn Đông Phương Nhu – Y21D Tổ 22 Nguyễn Minh Khánh - Y21D tổ 23 Nguyễn Quỳnh Vân Uyên - Y21F tổ 31 Lê Thanh Phương - Y21F tổ 31 Nguyễn Văn Tú - Y21F tổ 31 Đề Câu 1: Một bệnh nhân bị tai nạn giao thông, lộ ra một vùng tổn thương cực lớn, xử lí nào sau đây là đúng ngoại trừ? A. Băng vết thương ngay. B. Cắt lọc mô bầm dập. C. Gắp bỏ dị vật. D. Rửa sạch. Câu 2: Một bé trai 4 tháng tuổi viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần. Bé có triệu chứng hai mắt xa nhau, lỗ tai vị trí thấp, tức chứng Fallot,… Xét nghiệm máu có khả năng nào sau đây? A. Không có bạch cầu trong máu B. Tăng số lượng LymB C. Thiếu hụt Calci và vitamin D D. Kích thước tuyến ức to Câu 3: Đặc điểm của quá trình trình diện lên lớp MHC lớp II? A. Đoạn peptide có 9 acid amin. B. Tế bào T CD4+ C. Lysosome D. Kháng nguyên ngoại sinh. Câu 4: Tác động của vaccine ung thư là: A. Tạo KT ngăn virus sinh ung thư B. Tăng cường độc tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC) C. Giảm khả năng của kháng nguyên ung thư. D. Tăng biểu lộ MHC để trình diện cho lympho T. Câu 5: Dạng kháng nguyên nào được trình diện qua MHC I? A. Dị nguyên B. Virus C. Tế bào ung thư D. Nội độc tố của VK Câu 6: Từ đồng nghĩa với miễn dịch thích nghi? A. Miễn dịch thụ động B. Miễn dịch thu được C. Miễn dịch chủ động D. Miễn dịch bẩm sinh Câu 7: Bệnh nhân có áp xe ở mông. Dấu sinh hiệu ổn, điều nào cần làm trong các điều sau? A. Dẫn lưu ổ áp xe. B. Sử dụng thuốc kháng sinh.
C. Sử dụng thuốc hạ sốt. D. Nâng tổng thể trạng. Câu 8: Cơ chế trình diện kháng nguyên ngoại sinh: A. Xử lý bởi proteosome, gắn lên MHC-I và trình diện cho T CD8+ B. Xử lí bởi phagosome, gắn lên MHC-II và trình diện cho T CD4+ C. Xử lý bởi proteosome, gắn lên MHC-I và trình diện cho T CD4+ D. Xử lý bởi phagosome, gắn lên MHC-II và trình diện cho T CD8+ Câu 9: Một bệnh nhân đang chữa trị trong bệnh viện sau khi tiếp xúc với dị nguyên (ko nhớ) thì nổi ban, ngứa, phù môi. Bác sĩ đã xử trí như thế nào? A. Adrenaline và thở Oxy B. Diphenhydramin và methylprenisolon C. Lập đường truyền tĩnh mạch, truyền NaCl D. Đặt nội khí quản Câu 10: Một bệnh nhân sau khi ăn tôm thì sốt, nổi ban, phù mạch, khó thở. Bác sĩ đã sử dụng một chất để xử trí và BN đã hồi phục. Chất này là: A. Epinephrine B. Corticoid C. Thuốc kháng histamine. D. Ibubrofen. Câu 11: Một ngưòi phụ nữ bị shock phản vệ nhập viện. Bác sĩ đã xử trí xong, BN xin về nhưng BS ko cho. Tại sao? A. Phòng hờ trường hợp bệnh nhân bị quá mẫn muộn. B. Cần điều trị thêm nhiều thuốc ức chế MD C. Theo dõi bệnh nhân xuất hiện pứ pv thì 2 D. Theo dõi BN nếu xảy ra quá mẫn muộn Câu 12: Bệnh nhân nam 18 tuổi, đến khám vì xuất hiện các mụn nước ở vùng da ngay dưới rốn, nơi tiếp xúc với mặt thắt lưng bằng kim loại. Người bệnh khai cũng từng bị viêm da tại vị trí tiếp xúc với gọng kính? Cần làm xét nghiệm gì để tìm nguyên nhân gây tình trạng viêm da ở người bệnh ? A. Test lẩy da dị nguyên kim loại B. Test áp da dị nguyên kim loại C. Test trong da D. Test thử thách. Câu 13: Giả thuyết nào phù hợp khi giải thích về việc tiêm phòng vắc xin lao có thể giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV2? A. Giả thuyết về điều chỉnh mức độ biểu hiện của thụ thể ACE2 trên tế bào đích B. Giả thuyết kích hoạt miễn dịch bẩm sinh và tăng khả năng hoạt hóa tế bào LymT C. Giả thuyết về giảm hoạt động của các tế bào APC và dung nạp miễn dịch D. Giả thuyết bảo vệ chéo khi 2 kháng nguyên có cùng một số đặc hiệu epitope Câu 14: Một đứa bé sau khi dùng thuốc ibuprofen khoảng 10 phút thì sưng mắt, sưng môi, phù mặt. Chất nào đã gây ra? A. Leukotriene B. Prostaglandin C. Histamin D. Thromboxane Câu 15: Tế bào ung thu khi biểu lộ kháng nguyên trên bề mặt tế bào như thế bào?
A. Tăng biểu lộ các phân tử của gen im lặng B. Tăng biểu lộ kháng nguyên kích hoạt đáp ứng miễn dịch C. Tăng biểu lộ kháng nguy. D. Tăng biểu lộ các gen sinh tổng hợp Protein Câu 16: Đáp ứng viêm tối ưu nhất trong MT nào. Ngoại trừ? A. PH trung tính B. Thân nhiệt bình thường C. Opsonin hóa bằng bổ thể D. Opsonin hóa bằng IgG Câu 17: Đặc điểm của đo số các khối u trong cơ thể? A. Tính sinh miễn dịch cao B. Tính sinh miễn dịch thấp C. Tính gây dị ứng thấp D. Tính gây dị ứng cao Câu 18: Mảnh kháng thể có bao nhiêu mảnh Fc và Fab? A. Nhiều Fab và Fc B. 1 mảnh Fab và 1 mảnh Fc C. 2 mảnh Fab và 1 mảnh Fc D. 2 mảnh Fab và 2 mảnh Fc Câu 19 Mảnh Fc có vai trò: A. Gắn đặc hiệu với KN B. Vùng biến đổi C. Đặc tính sinh học của KN. D. Gồm 2 mảnh Fc trong cùng 1 phần tử khác thể. Câu 20 Sốt dengue đã mắc bệnh 2 tháng trước giờ mắc bệnh lại A. Dengue fever – IgG (+) B. Dengue fever – IgM (+) C. Dengue fever – IgD (+) D. Dengue fever – IgE (+) Câu 21 Sốt dengue chưa mắc bệnh giờ mới mắc bệnh A. Dengue fever – IgG (+) B. Dengue fever – IgM (+) C. Dengue fever – IgD (+) D. Dengue fever – IgE (+) Câu 22 Vùng gắn đặc hiệu kháng nguyên là vùng nào của kháng thể? A. Vùng hằng định của chuỗi nặng. B. Vùng hằng định của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ. C. Vùng hằng định của chuỗi nhẹ. D. Vùng biến đổi của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ Câu 23 Suy giảm miễn dịch phối hợp năng (SCID) do thiếu men nào A. ADA B. Tyrosine Kinase C. GDA D. Phosphorylase
Câu 24: Một bệnh nhân có triệu chứng nổi bọng nước. Khi xét nghiệm hóa mô miễn dịch thấy phát hiện một lượng lớn IgA lắng đọng giữa lớp thượng bì và lớp bì. Hỏi triệu chứng này được xếp vào phản ứng quá mẫn type mấy? A. I B. II C. III D. IV Câu 25: Suy giảm miễn dịch dễ có nguy cơ mắc ung thư. Nguyên nhân nào sau đây dễ diễn ra nhất? A. Dễ bị nhiễm virus sinh ung thư. B. Tác động của tia UV. C. Tăng phản ứng quá mẫn. D. Tăng nguy cơ gây dị ứng. Câu 26: Hóa hướng động neutrophil nhờ tác nhân nào trong các tác nhân sau? A. IL8 và C5a (IL8 lôi kéo BCTT nhu IL17) B. TSLP và IL17 C. IL4 và IL5 D. IL2 Câu 27: Cho một minicase, trong đó có hàm lượng tiểu cầu, bạch cầu,...CT máu có C3, C4 giảm.Hỏi bệnh lí này phù hợp nhất đối với bệnh lí nào trong các bệnh lí được liệt kê dưới đây?\ A. Bệnh giả huyết thanh. B. Bệnh huyết thanh. C. Bệnh suy giảm miễn dịch phối hợp nặng. D. Bệnh quá mẫn type II. Câu 28 Viêm mạn khởi phát sau viêm cấp do A. Sót dị vật trong vết thương B. Nhiễm bụi silic C. Nhiễm lao D. Nhiễm khuẩn giang mai Câu 29 Dựa vào kiến thức đã học về cơ chế của Bệnh lupus hệ thống toàn thân. Hãy chọn thuốc điều trị phù hợp: A. Omalizumab (KT đơn dòng kháng IgE) B. Rituximab (KT đơn dòng kháng CD20) C. Daclizumab (KT đơn dòng kháng IL2) D. Secukinumab (KT đơn dòng kháng IL17) Câu 30; Cyclosporin A có tác dụng ức chế cytokine IL2. Hỏi điều này sẽ tác động như thế nào đến các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch? A. Tăng sinh dòng lympho T đặc hiệu. B. Giảm tăng sinh dòng lympho T đặc hiệu. C. Giảm hàm lượng bạch cầu lympho B. D. Tăng hàm lượng bạch cầu lympho B. Câu 31: Sinh thiết mô à nhiều vi áp xe tẩm nhuận neutrophil và Lympho. Hãy lựa chọn thuốc điều trị phù hợp trong các thuốc sau: A. Omalizumab (KT đơn dòng kháng IgE) B. Daclizumab (KT đơn dòng kháng IL2) C. Secukinumab (KT đơn dòng kháng IL17) D. Adalimumab (KT đơn dòng kháng IFN – alpha)

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.