Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 18 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 18 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hình nào sau đây mô tả đúng cấu tạo đơn phân của nucleic acid? A. Hình I. B. Hình II. C. Hình IV. D. Hình III. Câu 2. Trong quá trình phân bào, sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các chromatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng thường xảy ra ở A. kì trung gian. B. kì giữa I. C. kì đầu I. D. kì cuối I. Câu 3. Hình 1 biểu diễn quá trình thoát hơi nước của một cây C3 trong một ngày nắng ráo. Các đường cong A, B chỉ các con đường thoát hơi nước qua lá. Nhận định nào sau đây đúng? A. Đường cong B chỉ sự thoát hơi nước qua lỗ khí. B. Đường cong A chỉ sự thoát hơi nước qua tầng cutin. C. Sự thoát hơi nước qua tầng cutin cao nhất vào buổi trưa. D. Sự thoát hơi nước qua lỗ khí tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về vai trò của nước đối với thực vật? A. Là dung môi hoà tan các chất sống. B. Ổn định nhiệt độ cơ thể. C. Là môi trường của nhiều phản ứng sinh hoá. D. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Câu 5. Hình 2 mô tả cấu trúc của gene ở sinh vật nào? A. Đậu Hà lan. B. Vi khuẩn. C. Người. D. Tinh tinh. Câu 6. Hình nào dưới đây mô tả đúng quá trình phiên mã ngược? Hình 1 Hình 2
A. Tiến hóa hóa học. B. Tiến hóa tiền sinh học. C. Tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa hậu sinh học. Câu 11. Ví dụ nào sau đây là cơ quan thoái hóa? A. Diều của chim. B. Răng khôn ở người. C. Ngà voi. D. Gai cây hoa hồng. Câu 12. Lá cây xếp so le, đây là đặc điểm thích nghi của cây đối với nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Nhân tố hữu sinh. Câu 13. Khi tìm hiểu về tác động của độ ẩm và độ pH của đất lên hai loài thực vật A và B, người ta thu được số liệu được biểu diễn theo đồ thị ở Hình 5. Nghiên cứu đồ thị, hãy cho biết có thể bắt gặp sự xuất hiện đồng thời của hai loài thực vật A và B ở vùng đất có độ ẩm và độ pH tương ứng nào sau đây? A. 530 và 48. B. 1540 và 46. C. 1530 và 46. D. 515 và 68. Dùng thông tin sau để trả lời câu 14 và 15: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. monococcum) 2n = 14 lai với loài cỏ dại (T. speltoides) 2n = 14 đã tạo ra cơ thể lai I. Cơ thể lai I được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) 2n = 14 lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra cơ thể lai II . Cơ thể lai II lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Câu 14. Loài lúa mì (T. aestivum) mang bộ nhiễm sắc thể của bao nhiêu loài? A. 1 loài. B. 2 loài. C. 3 loài. D. 4 loài. Câu 15. Phát biểu sau đây sai về quá trình trên? A. Đây là quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá. B. Cơ thể lai I và II không có khả năng sinh sản. C. Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) là thể song nhị bội. D. Loài lúa mì (T. aestivum) có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Hình 4