Content text Chủ đề 2. ACETIC ACID (FILE GV).doc
Chủ đề 2: ACETIC ACID (FILE GV) 28 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT 28 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP 30 PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN 30 Dạng 1: Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí 30 Dạng 2: Tính chất hóa học 31 Dạng 2.1. Giải thích hiện tượng, xác định chất,… 31 Dạng 2.2. Viết phương trình hóa học 34 Dạng 3: Điều chế, ứng dụng. 36 Dạng 4: Bài tập tổng hợp. 37 PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 41 MỨC ĐỘ 1 : BIẾT 41 MỨC ĐỘ 2 : HIỂU 41 MỨC ĐỘ 3,4: VẬN DỤNG – VẬN DỤNG CAO 43 PHẦN 3: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI 45 PHẦN 4: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN 48 Chủ đề 2: ACETIC ACID (FILE GV) A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. CÔNG THỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO Mô hình phân tử acetic acid - Công thức phân tử: C 2 H 4 O 2 - Công thức cấu tạo: => Acetic acid là hợp chất hữu cơ Trong phân tử acetic acid có nhóm -COOH, đây là nhóm nguyên tử gây nên tính chất đặc trưng của acetic acid. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Acetic acid là chất lỏng, không màu, vị chua, có mùi đặc trúng, sôi ở 118 o C, tan vô hạn trong nước, khối lượng riêng là 1,045 g/mL (ở 25 °C). Giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ thường từ 2% đến 5%. a) b) Acetic acid trong phòng thí nghiệm (a) và trong giấm ăn (b) III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 1.Tính acid - Làm đổi màu chất chỉ thị acid như giẫy quỳ (sang màu đỏ) và giấy chỉ thị pH. - Phản ứng với kim loại giải phóng khí hydrogen. 2CH 3 COOH + Mg CH 3 COO) 2 Mg + H 2 - Phản ứng với oxide kim loại tạo thành muối và nước. 2CH 3 COOH + CuO CH 3 COO) 2 CU + H 2 O - Phản ứng với base tạo muối và nước.
CH 3 COOH + NaOH CH 3 COONa + H 2 O - Phản ứng với muối carbonate, giải phóng khí carbon dioxide. 2CH 3 COOH + CaCO 3 (CH 3 COO) 2 Ca + CO 2 + H 2 O 2.Phản ứng ester hóa Acetic acid phản ứng với ethylic alcohol tạo thành ester và nước theo phản ứng: CH 3 -COOH + C 2 H 5 -OH o 24HSOñaëc,t CH 3 -COO-C 2 H 5 + H 2 O Ethyl acetate Phản ứng giữa acetic acid và ethylic alcohol tạo ra ester (ethyl acetate) thuộc loại phản ứng ester hoá. 3.Phản ứng cháy Acetic acid cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước: CH 3 COOH + 2O 2 ot 2CO 2 +2H 2 O IV.ĐIỀU CHẾ Acetic acid dùng để sản xuất giấm được điều chế từ ethylic alcohol loãng bằng phương pháp lên men giấm C 2 H 5 OH + O 2 mengiaám CH 3 COOH + H 2 O V. ỨNG DỤNG Acetic acid là một trong những hoá chất được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và đời sống. Acetic acid được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, dùng làm nguyên liệu đầu để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau như dược phẩm, phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, chất dẻo,... Một số ứng dụng của acetic acid B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1: Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí Câu 1 (SGK- CD). Chỉ ra những chất có đặc điểm cấu tạo tương tự cấu tạo của acetic acid trong các chất sau: (a) HC O OH ; (b) CH3C O OCH3 ; (c) HC O CH2OH ; (d) CH3CH2COH O
Hướng dẫn giải Công thức cấu tạo của acetic acid là: → Những chất có đặc điểm cấu tạo tương tự cấu tạo của acetic acid là (a), (d). Vì trong cấu tạo đều có nhóm chức – COOH. Câu 2 (SGK- CD). Dùng ống hút nhỏ giọt lấy khoảng 2 mL acetic acid cho vào ống nghiệm. Quan sát và nêu trạng thái, màu sác của acetic acid. Hướng dẫn giải Ở điều kiện thường, acetic acid là chất lỏng, không màu Câu 3 ( SGK – CD).Trên chai đựng acetic acid đặc có các kí hiệu: Nêu ý nghĩa của các kí hiệu trên. Cần phải làm gì khi sử dụng và lưu trữ acetic acid đặc? Hướng dẫn giải Ý nghĩa: chất dễ cháy và chất ăn mòn Cần đeo bao tay khi sử dụng acetic acid đặc và không cho tiếp xúc với nguồn nhiệt Câu 4 ( SGK – CTST). Quan sát Hình 25.1, hãy nêu nhận xét vể công thức cấu tạo của acetic acid. Hướng dẫn giải Acetic acid có một nhóm –COOH, các liên kết còn lại tương tự alkane. Câu 5 ( SGK – CTST). Theo em, những thông tin nào cho biết acetic acid nặng hơn nước và tan vô hạn trong nước. Hướng dẫn giải - Acetic acid nặng hơn nước do khối lượng riêng của acetic acid (1,045 g/mL) lớn hơn khối lượng riêng của nước (1 g/mL). - Khi cho acetic acid vào nước với lượng bất kì, ta luôn thu đươc hỗn hợp đồng nhất => acetic acid tan vô hạn trong nước. Dạng 2: Tính chất hóa học Dạng 2.1. Giải thích hiện tượng, xác định chất,… Câu 1 (SBT – KNTT): Tiến hành hai thí nghiệm như Hình 27.1, hỏi ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH) 2 nào nhanh bị đục hơn? Giải thích và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn giải Ống nghiệm chứa HCl nhanh bị đục hơn là do HCl là acid mạnh,còn acetic acid là acid yếu nên phản ứng với đá vôi chậm hơn, lượng CO 2 giải phóng ít hơn nên đục chậm hơn. CaCO 3 +2HCl CaCl 2 + CO 2 + H 2 O CaCO 3 +2CH 3 COOH Ca(CH 3 COO) 2 + CO 2 + H 2 O CO 2 + Ca(OH) 2 CaCO 3 + H 2 O Câu 2 (SBT – CD). Hai chất A, B chỉ chứa các nguyên tố C, H, O và trong phân tử có cùng số nguyên tử C. Chất A và B tác dụng với nhau có xúc tác H 2 SO 4 đặc và đun nóng tạo thành chất lỏng X và nước. Chất X có mùi thơm và không tan trong nước, trong phân tử X có 4 nguyên tử C. Phân tử A có hai nguyên tử O còn B có một nguyên tử O. Hai chất A và B đều tác dụng với Na, chất A làm quỳ tím hoá đỏ. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B, X. Hướng dẫn giải Theo bài ta có sơ đồ phản ứng giữa A và B như sau: A + B X + H 2 O Theo sơ đồ trên, tổng số nguyên tử c trong A và B bằng số nguyên tử c có trong X và bằng 4. Vì A, B có số nguyên tử C bằng nhau nên số nguyên tử C trong phân tử A, B đều bằng 2. Vì A tác dụng với Na, làm quỳ tím hoá đỏ nên chất A có nhóm -COOH, vậy chất A có công thức cấu tạo là CH 3 COOH. Chất B tác dụng với Na và có một nguyên tử O vậy chất B có nhóm -OH. Vì B chỉ có 2 nguyên tử C nên chất B có công thức cấu tạo là CH 3 CH 2 OH. Chất X là ester và có công thức cấu tạo là CH 3 COOCH 2 CH 3 Câu 3 ( SGK – CD). Thí nghiệm 1 Chuẩn bị • Dụng cụ: mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, ống nghiệm, giá để ống nghiệm. • Hoá chất: dung dịch acetic acid 1 M, giấy quỳ tím, dung dịch NaOH 0,1 M, CuO, Zn, đá vôi, dung dịch phenolphthalein. Tiến hành thí nghiệm và thảo luận • Đặt mẩu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, nhỏ vào đó một giọt dung dịch acetic acid và quan sát. • Đặt 4 ống nghiệm có đánh số thứ tự từ 1 đến 4 vào giá để ống nghiệm. Cho 1 mL dung dịch NaOH 0,1 M và một giọt phenolphthalein vào ống 1; một lượng nhỏ (bằng hạt gạo) CuO vào ống 2; một viên kẽm (Zinc) vào ống 3; một mẫu đá vôi vào ống 4; sau đó cho vào mối ống nghiệm 1 - 2 mL dung dịch acetic acid 1 M (riêng ống nghiệm số 2, đun nóng nhẹ sau khi nhỏ dung dịch acetic acid). Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm. Hướng dẫn giải Hiện tượng: + Mẩu quỳ tím chuyển sang màu hồng + Ống nghiệm 1: khi nhỏ 1 giọt phenolphthalein ống nghiệm đựng NaOH có màu hồng, sau khi nhỏ acetic acid vào, dung dịch không màu + Ống nghiệm 2: CuO tan dần ra + Ống nghiệm 3: viên kẽm tan dần và có khí xuất hiện + Ống nghiệm 4: mẩu đá vôi tan dần và có khí xuất hiện Các hiện tượng trên dựa vào tính chất acid của acetic acid 3. Trong thí nghiệm 1, sự thay đổi màu của giấy quỳ tím chứng tỏ điều gì? 4. Trong thí nghiệm 1, những dấu hiệu nào chứng tỏ acetic acid đã phản ứng với NaOH? Chất khí nào thoát ra khi cho dung dịch acetic acid vào đá vôi?