Content text 08. Cụm Hải Dương (Lần 1) (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học - Form mới).docx
Trang 1/5 – Mã đề 014 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG CỤM HẢI DƯƠNG (Đề thi có 05 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 014 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong phân tử chất nào sau đây có 1 nhóm amino (-NH 2 ) và 2 nhóm carboxyl (-COOH)? A. Alanine. B. Glutamic acid. C. Lysine. D. Formic acid. Câu 2: Số nguyên tử carbon trong phân tử saccharose là: A. 10. B. 12. C. 5. D. 6. Câu 3: Cho dãy các chất sau: saccharose, glucose, fructose, cellulose, tinh bột. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường acid là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 4: Tên gọi của ester CH 3 COOCH 3 là A. Methyl acetate. B. Ethyl acetate. C. Ethyl formate. D. Methyl formate. Câu 5: Tên gọi của polymer có công thức (-CH 2 -CH 2 -) n là A. polyethylene. B. polystyrene. C. poly(vinyl chloride). D. poly(methyl methacrylate). Câu 6: Glucose là một trong hai loại monosaccharide phổ biển trong đời sống. Glucose có một dạng mạch hở và hai dạng mạch vòng chuyển hóa qua lại lẫn nhau: Ở dạng mạch vòng, nhóm -OH hemiacetal của glucose ở vị trí nguyên tử C số: A. 5. B. 2. C. 6. D. 1. Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại amine bậc 3? A. (CH 3 ) 3 N. B. CH 3 NH 2 . C. CH 3 NHCH 3 . D. C 2 H 5 NH 2 . Câu 8: Trong phản ứng: NH 3 + H 2 O ⇋ NH 4 + + OH - , những chất (ion) nào đóng vai trò là base theo thuyết Bronsted – Lowry? A. H 2 O và OH - . B. H 2 O và NH 4 + . C. NH 3 và OH - . D. NH 3 và NH 4 + . Câu 9: Công thức của tristearin là A. (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 . B. (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 . C. (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . D. (C 17 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . Câu 10: Ethylene là một trong những hóa chất quan trọng, có nhiều ứng dụng trọng đời sống: kích thích quả mau chín, điều chế nhựa làm sản phẩm gia dụng,. Phản ứng hóa học của ethylene với dung dịch Br 2 như sau: CH 2 =CH 2 + Br 2 → CH 2 Br - CH 2 Br. Cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau: Nhận định nào sau đây không đúng?
Trang 2/5 – Mã đề 014 A. Giai đoạn 1, liên kết đội phản ứng với tác nhân Br δ- tạo thành phần tử mang điện dương. B. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng. C. Hiện tượng của phản ứng là dung dịch bromine bị mất màu. D. Giai đoạn 2, phần tử mang điện dương kết hợp với anion Br - tạo thành sản phẩm. Câu 11: Chất nào sau đây được sử dụng làm chất giặt rửa tổng hợp : A. CH 3 COOK. B. C 15 H 31 COOCH 3 . C. CH 3 (CH 2 ] 11 OSO 3 Na. D. C 15 H 3 COONa. Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Khi nhỏ acid HNO 3 đặc vào lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu vàng. B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. C. Liên kết của nhóm CO với NH giữa hai đơn vị α-amino acid được gọi là liên kết peptide. D. Khi cho Cu(OH) 2 /OH - vào dung dịch lòng trắng trứng xuất hiện màu tím đặc trưng. Câu 13: Poly(vinyl chloride) có phân tử khối là 35000. Số mắt xích của polymer này là : A. 506. B. 600. C. 560. D. 460. Câu 14: Khí SO 2 là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nhưng khi được sử dụng đúng mục đích sẽ có nhiều ứng dụng: dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy, chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm,. Khi dẫn khí SO 2 vào dung dịch KMnO 4 màu tím nhận thấy dung dịch bị mất màu vì xảy ra phản ứng hóa học sau : SO 2 + KMnO 4 + H 2 O → K 2 SO 4 + H 2 SO 4 + MnSO 4 Trong các nhận xét sau, nhận xét nào sai ? A. SO 2 được dùng để tẩy trắng bột giấy, khử màu trong sản xuất đường,. B. SO 2 là một trong các tác nhân làm ô nhiễm khí quyển, gây mưa acid và viêm đường hô hấp ở người. C. Trong phản ứng đã cho, SO 2 là chất khử. D. Sau khi cân bằng phản ứng hệ số tối giản thì tỉ lệ mol giữa chất bị oxi hoá và chất bị khử là 2 : 5. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vật liệu composite ? A. Vật liệu composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, tạo nên vật liệu mới có tính chất kém hơn so với các vật liệu ban đầu. B. Vật liệu nền có vai trò đảm bảo cho các thành phần cốt của composite liên kết với nhau nhằm tạo ra tính nguyên khối và thống nhất cho vật liệu composite. C. Thành phần vật liệu composite gồm vật liệu nền (chủ yếu là polymer) và vật liệu cốt (cốt sợi hoặc cốt hạt). D. Vật liệu cốt có vai trò đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết. Câu 16: Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc nguồn lửa. Điểm chớp cháy được sử dụng để phân biệt chất lỏng dễ cháy với chất lỏng có thể gây cháy : + Chất lỏng có điểm chớp cháy < 37,8°C gọi là chất lỏng dễ cháy. + Chất lỏng có điểm chớp cháy > 37,8°C gọi là chất lỏng có thể gây cháy. Cho bảng số liệu sau : Nhiên liệu Điểm chớp cháy (°C) Nhiên liệu Điểm chớp cháy (°C) Propane -105 Ethylene glycol 111 Pentane -49 Diethyl ether -45 Hexane -22 Acetaldehyde -39 Ethanol 13 Stearic acid 196 Methanol 11 Trimethylamine -7 Số chất lỏng dễ cháy trong bảng trên là :
Trang 4/5 – Mã đề 014 Câu 21: Tyrosine là một trong những loại amino acid cần thiết và có thể bổ sung cho cơ thể thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Tyrosine làm tăng mức độ chất dẫn truyền tế bào thần kinh dopamine, adrenaline và norepinephrine giúp điều chỉnh tâm trạng, cải thiện trí nhớ, giúp tỉnh táo đầu ốc và tăng khả năng tập trung. Cơ thể có thể tổng hợp tyrosine từ các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sản phẩm từ sữa, đậu, các loại hạt, yển mạch và lúa mì. Tyrosine có cấu tạo như sau: a) Tyrosine có công thức phân tử là C 9 H 11 NO 3 . b) Tyrosine tác dụng với dung dịch KOH tối đa theo tỉ lệ mol là 1 : 1. c) Tyrosine có thể được dùng tới 150 mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, liên tục hàng ngày trong vòng 3 tháng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn nặng 60kg, bạn có thể bổ sung tới 10 gam tyrosine/ngày. d) Cho 1 mol tyrosine phản ứng với lượng dư dung dịch Br 2 /CCl 4 , thu được kết tủa có khối lượng là 339 gam. Câu 22: Điều chế ethyl acetate trong phỏng thí nghiệm được tiến hành như sau: - Cho khoảng 2 ml ethanol và 2 ml acetic acid tuyệt đối vào ống nghiệm, lắc đều hỗn hợp. - Thêm khoảng 1 ml dung dịch H 2 SO 4 đặc, lắc nhẹ để các chất trộn đều với nhau. - Kẹp ống nghiệm vào kẹp gỗ rồi đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng (khoảng 60°C – 70°C) trong khoảng 5 phút, thỉnh thoảng lắc đều hỗn hợp. Sau đó lấy ống nghiệm ra khỏi cốc nước nóng, để nguội hỗn hợp rồi rót sang ống nghiệm khác chứa 5 ml dung dịch muối ăn bão hòa thì thấy chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp, lớp trên có mùi thơm đặc trưng. Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm theo phương trình hoá học sau : CH 3 COOH + C 2 H 5 OH ⇋ CH 3 COOC 2 H 5 + H 2 O (1); Kc = 4 Ghi phổ hồng ngoại của hai chất tham gia phản ứng trong 2 hình không tương ứng dưới đây: Hình 1: Hình 2: Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ hồng ngoại như sau: