PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 63. Chuyên Phan Bội Châu - Chuyên Hà Tĩnh [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx

Trang 1/5 – Mã đề 052 SỞ GDĐT NGHỆ AN VÀ HÀ TĨNH LIÊN TRƯỜNG CHUYÊN (Đề thi có 05 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 052 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Biết X là một amine bậc 3 có phân tử khối bằng 59. Tên gọi của X là : A. Propylamine. B. N-Methylethanamine. C. Triethylamine. D. Trimethylamine. Câu 2: Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, thực chất nó cũng là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo methadone như hình dưới. Công thức phân tử của methadone là : A. C 21 H 27 NO. B. C 17 H 22 NO. C. C 17 H 27 NO. D. C 21 H 29 NO. Câu 3: Phương trình hoá học của phản ứng ethanal với HCN là: CH 3 CH=O + HCN → CH 3 -CHOH-CN Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Trong giai đoạn (1) có sự hình thành liên kết σ. B. Trong giai đoạn (2) có sự phân cắt liên kết π. C. Trong giai đoạn (2) có sự hình thành liên kết σ. D. Trong giai đoạn (1) có sự phân cắt liên kết π. Câu 4: Ở nhiệt độ thường, dãy kim loại nào sau đây đều tan hoàn toàn được trong nước dư ? A. Na, Mg, Fe. B. Cu, Na, Ag. C. Na, K, Ba. D. Au, K, Al. Câu 5: Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng …(1)…, từ hexamethylenediamine và …(2)…. Nội dung phù hợp trong các ô trống (1), (2) lần lượt là : A. trùng hợp, acetic acid. B. trùng ngưng, adipic acid. C. trùng ngưng, acrylic acid. D. trùng hợp, formic acid. Câu 6: Nổ bụi là vụ nổ gây ra bởi quá trình bốc cháy nhanh hơn các hạt bụi mịn phân tán trong không khí bên trong một không gian hạn chế, tạo ra sóng nổ. Nổ bụi xảy ra khi có đủ năm yếu tố: nguồn oxygen, nguồn nhiệt, nhiên liệu (bụi có thể cháy được), nồng độ bụi mịn đủ lớn và không gian đủ kín. Một vụ nổ khủng khiếp từng xảy ra tại công viên ở Đài Loan. Cụ thể là một loại bột màu tạo hiệu ứng sân khấu được phun vào đám đông khi họ đang nhảy trong tiếng nhạc rất lớn. Đám mây bụi đột nhiên bốc cháy và phát
Trang 2/5 – Mã đề 052 nổ ngay lúc đó khiến cho 10 người chết và 500 bị thương. Bột màu gồm bột ngô, bột mì có thành phần chính là tinh bột. Cho các phát biểu sau : (a) Nổ bụi là một vụ nổ vật lí. (b) Nhiên liệu trong vụ nổ bụi tại công viên ở Đài Loan là bột ngô, bột mì. (c) Tốc độ của các phản ứng hoá học càng nhanh khi kích thước của các hạt vật chất tham gia phản ứng càng nhỏ. (d) Tinh bột do 3 nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen tạo thành. Các phát biểu đúng là : A. (a), (b), (c). B. (a), (b), (d). C. (a), (c), (d). D. (b), (c), (d). Câu 7: X và Y là các hợp chất vô cơ của một kim loại kiềm, có nhiều ứng dụng trong thực tế và khi đốt nóng ở nhiệt độ cao trên đèn khí cho ngọn lửa màu vàng. Biết chúng thỏa mãn các sơ đồ phản ứng sau : (1) X + NaOH → Y + H 2 O (2) X → Y + … Y là chất nào sau đây ? A. K 2 CO 3 . B. Na 2 CO 3 . C. NaOH. D. NaHCO 3 . Câu 8: Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau : Cặp oxi hóa - khử Fe 2+ /Fe Cu 2+ /Cu Sn 2+ /Sn Ag + /Ag Ni 2+ /Ni Thế điện cực chuẩn (V) -0,440 +0,340 -0,138 +0,799 -0,257 Sức điện động chuẩn lớn nhất của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử trong số các cặp trên là : A. 0,459V. B. 1,239V. C. 0,780V. D. 1,056V. Câu 9: Ứng với công thức phân tử C 3 H 6 O 2 có bao nhiêu đồng phân là ester ? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 10: Chất nào sau đây được tạo thành từ sự liên kết của một đơn vị glucose với một đơn vị fructose ? A. Maltose. B. Tinh bột. C. Saccharose. D. Cellulose. Câu 11: Quặng có chứa khoáng vật sphalerite là nguyên liệu dùng để sản xuất kim loại nào sau đây? A. Iron (Fe). B. Copper (Cu). C. Aluminium (Al). D. Zinc (Zn). Câu 12: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. Al. B. Fe. C. Na. D. W. Câu 13: Điểm đẳng điện (kí hiệu pI) là giá trị pH của dung dịch mà tại đó amino acid tồn tại ion lưỡng cực và tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm. Giá trị pH của dung dịch thay đổi làm cho amino acid tích điện khác nhau và có khả năng dịch chuyển về các hướng khác nhau dưới tác dụng của điện trường. Tính chất này được gọi là tính điện di của amino acid và có thể dùng để tách, tinh chế amino acid ra khỏi hỗn hợp của chúng. Trong quá trình điện di, ion sẽ di chuyển về phía điện cực trái dấu với ion đó. Cho ba amino acid gồm valine, glutamic acid, lysine có điểm đẳng điện như sau: Amino acid Valine Glutamic acid Lysine Điểm đẳng điện (pI) 6,0 3,1 9,7 Cho các phát biểu sau: (a) Với pH = 6,0 tách được ba amino acid ra khỏi dung dịch hỗn hợp của chúng. (b) Với pH = 1,0 cả ba amino acid sẽ di chuyển về cực dương. (c) Với pH = 9,7 chỉ tách được lysine ra khỏi dung dịch hỗn hợp của chúng. (d) Với pH = 13,0 cả ba amino acid sẽ di chuyển về cực âm. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Trang 4/5 – Mã đề 052 - Bước 1: Cân để xác định khối lượng ban đầu của thanh đồng nguyên chất (3,21 gam) và thanh đồng không tinh khiết (3,30 gam). - Bước 2: Nối thanh đồng nguyên chất với một điện cực và thanh đồng không tinh khiết với điện cực còn lại của nguồn điện một chiều, rồi nhúng vào bình điện phân chứa dung dịch copper (II) sulfate đã acid hóa bằng dung dịch sulfuric acid. - Bước 3: Điện phân ở hiệu điện thế phù hợp. Sau thời gian điện phân t giây, các điện cực được lấy ra, làm khô cẩn thận, rồi cân để xác định lại khối lượng của thanh đồng nguyên chất và thanh đồng không tinh khiết, thấy khối lượng thanh đồng nguyên chất là 3,51 gam và khối lượng thanh đồng không tinh khiết là 2,98 gam. a) Ở cực dương xảy ra quá trình: Cu 2+ + 2e → Cu. b) Màu của dung dịch copper (II) sulfate không thay đổi. c) Trong thí nghiệm trên, thanh đồng nguyên chất được nối với điện cực âm, thanh đồng không tinh khiết được nối với điện cực dương của nguồn điện. d) Sau thời gian điện phân t giây, khối lượng đồng trong thanh đồng không tinh khiết tan ra là 0,32 gam. Câu 22: Cho công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ sau: (1) CH 4 ; (2) CH 3 OH; (3) CH 2 =CH 2 ; (4) HOCH 2 - CHOH-CH 2 OH; (5) CH≡CH; (6) CH 3 CHO; (7) CH 3 COOH; (8) HOOC(CH 2 ) 4 COOH; (9) C 6 H 6 (benzene); (10) H 2 NCH 2 COOH; (11) HOCH 2 (CHOH) 4 CHO. a) Có bảy hợp chất thuộc loại dẫn xuất hydrocarbon, trong đó có ba chất đơn chức. b) Có hai hợp chất thuộc loại alcohol và ba hợp chất thuộc loại carboxylic acid. c) Có bốn hợp chất thuộc loại hydrocarbon, trong đó có hai hydrocarbon không no. d) Có hai hợp chất đa chức và hai hợp chất tạp chức. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28. Câu 23: Cho các cặp chất sau: Tinh bột và cellulose; glucose và fructose; acetic acid và methyl formate; saccharose và maltose. Có bao nhiêu cặp chất là đồng phân của nhau? Câu 24: Lithium (Li) là kim loại quan trọng trong các ngành công nghiệp như pin điện, chế tạo các hợp kim,…Kim loại Li được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hỗn hợp LiCl–KCl với tỷ lệ khối lượng tương ứng 3 : 2, ở nhiệt độ 425 –500°C. Hiệu suất điện phân đạt 75%. Khối lượng kim loại Li (kg) thu được từ 1 tấn hỗn hợp LiCl –KCl ban đầu là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?. Câu 25: Cho phương trình hóa học của các phản ứng được đánh số thứ tự từ (1) đến (4) dưới đây: (1) H 2 NCH(CH 3 )COOH + C 2 H 5 OH ⇋ H 2 NCH(CH 3 )COOC 2 H 5 + H 2 O (Xúc tác HCl) (2) nH 2 N(CH 2 ) 5 COOH (t°) → [-NH(CH 2 ) 5 )CO-] n + nH 2 O (3) Gly-Ala + 2NaOH → H 2 NCH 2 COONa + H 2 NCH(CH 3 )COONa + H 2 O (4) Lòng trắng trứng + CuSO 4 2% + NaOH 30% → Tạo thành phức chất màu tím đặc trưng Gán số thứ tự phương trình hoá học của các phản ứng theo tên gọi: thủy phân, ester hóa, màu biuret, trùng ngưng và sắp xếp theo trình tự thành dãy bốn số (ví dụ: 1234,4321, …). Câu 26: Khi bảo quản trong phòng thí nghiệm, muối Mohr FeSO 4 .(NH 4 ) 2 SO 4 .6H 2 O hút ẩm và bị oxi hóa một phần bởi O 2 trong không khí thành hỗn hợp X. Để xác định phần trăm khối lượng muối Mohr trong X, tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Cân chính xác 3,0 gam X, rồi cho vào bình định mức 100 mL, cho nước cất vào, dùng đũa thủy tinh khuấy cho tan hết. Thêm nước cất vào bình định mức đến vạch, lắc đều, thu được 100 mL dung dịch Y. - Bước 2: Lấy 10,00 mL dung dịch Y cho vào bình tam giác, thêm 5 mL sulfuric acid nồng độ 1M. Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch KMnO 4 0,015M đến khi dung dịch chuyển từ không màu sang màu tím nhạt bền trong 20 giây (đây là điểm tương đương của phép chuẩn độ). Lặp lại thí nghiệm chuẩn độ thêm 2 lần nữa. Kết quả thể tích dung dịch KMnO 4 0,015M được ghi trong bảng sau: Thí nghiệm Lần 1 Lần 2 Lần 3 Vdd KMnO 4 (mL) 9,4 9,2 9,3

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.