Content text BAI 83 LAM QUAN MO HINH XAC SUAT TRONG MOT SO TRO CHOI.docx
NGÂN HÀNG HÀNG CÂU HỎI TOÁN 7 THEO CT GD2018 TÀI LIỆU NHÓM : CÁC DỰ ÁN GIÁO DỤC Trang 1 GVSB: … (Tên Zalo) …. Email: …………………… GVPB1: … (Tên Zalo) …. Email: …………………… GVPB2: … (Tên Zalo) …. Email: …………………… L.I.83. Làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản. Cấp độ: Nhận biết I. ĐỀ BÀI A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Mẫu 1 (Cho các câu hỏi có phần đáp án ngắn) Câu 1: Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm tung một đồng xu? A. 1 . B. 0 . C. 2 . D. 3 . Câu 2: Kết quả có thể là A. các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra, hoặc không thể xảy ra. B. các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra. C. các kết quả của trò chơi, thí nghiệm chắc chắn xảy ra. D. các kết quả của trò chơi, thí nghiệm không thể xảy ra. Câu 3: Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra là A. 1; 2; 3; 4; 5. B. 1; 2 . C. 1; 2; 3 . D. 4; 1; 2; 3 . Câu 4: Nguyệt và Thảo chơi oẳn tù tì, Thảo có thể ra A. Búa. B. Kéo. C. Giấy. D. Tất cả đáp án trên. Câu 5: Cho phép thử nghiệm gieo con xúc xắc 6 mặt. Kết quả nào sau đây không thể xảy ra? A. “Số chấm bằng 0 ” . B. “Số chấm là số lẻ”. C. “Số chấm là số chẵn”. D. “Số chấm nhỏ hơn 6 ” . Câu 6: Trong một trò chơi, Mai được chọn làm người may mắn để rút thăm trúng thưởng, bao gồm: hai hộp bút màu, hai bức tranh, một đôi giày và một cái mũ. Mai rất thích phần thưởng cái mũ. Hỏi có chắc chắn Mai rút thăm trúng phần thưởng cái mũ hay không?
NGÂN HÀNG HÀNG CÂU HỎI TOÁN 7 THEO CT GD2018 TÀI LIỆU NHÓM : CÁC DỰ ÁN GIÁO DỤC Trang 2 A. Chắc chắn. B. Rất chắc chắn . C. Không chắc chắn. D. Không trúng thưởng. Câu 7: Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm tung một đồng xu là A. X = {N, S}. B. X = {N}. C. X = {S}. D. X = {NN, S}. Câu 8: Hãy viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi gieo một con xúc xắc 6 mặt A. 1; 2; 3; 4; 5; 6 . B. Y 6 C. 6 . D. Y 1; 2; 3; 4; 5; 6. Câu 9: Trong hộp có 10 lá thư có bì thư giống nhau, bên trong mỗi bì thư có 1 mảnh giấy và được đánh số từ 1 đến 10. Mỗi bạn lấy ngẫu nhiên một bì thư, xem số ghi trên lá thư rồi trả lại vào bì và cho vào hộp. Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra là: A. A 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 . B. A 10 . C. 10 D. 1 Câu 10: Trong một hộp có 1 quả bóng xanh và 9 bóng vàng có kích thước giống nhau. An lấy ra đồng thời 2 bóng từ hộp, hỏi có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4 . Câu 11: Phép thử nghiệm: Bạn Ngô chọn một ngày trong tuần để đá bóng. Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm này. A. 5 . B. 6 . C. 7 . D. 4 . Câu 12: Cho phép thử nghiệm gieo con xúc xắc 6 mặt. Sự kiện nào trong các sự kiện sau có thể xảy ra: A. “Số chấm nhỏ hơn 5 ”. B. “Số chấm lớn hơn 6 ”. C. “Số chấm bằng 0 ”. D. “Số chấm bằng 7 ”. Câu 13: Trong hộp có 10 lá thư có bì thư giống nhau, bên trong mỗi bì thư có 1 lá thư và được đánh số từ 1 đến 10 . Mỗi bạn lấy ngẫu nhiên một bì thư, xem số ghi trên lá thư rồi trả lại vào bì và cho vào hộp. Sự kiện có thể xảy ra là
NGÂN HÀNG HÀNG CÂU HỎI TOÁN 7 THEO CT GD2018 TÀI LIỆU NHÓM : CÁC DỰ ÁN GIÁO DỤC Trang 3 A. Số ghi trên lá thư là số 11 . B. Số ghi trên lá thư là số 5 C. Số ghi trên lá thư là số nhỏ hơn 1 D. Số ghi trên lá thư là số lớn hơn 13 Câu 14: Trong một hộp có 1 quả bóng xanh và 9 bóng vàng có kích thước giống nhau. An lấy ra đồng thời 2 bóng từ hộp. Có các sự kiện sau: 1- An lấy được 2 bóng màu xanh 2- An lấy được ít nhất một bóng màu vàng 3- An lấy được 2 bóng màu vàng. Sự kiện chắc chắn, không thể và có thể xảy ra lần lượt là A. 123 B. 231 C. 321 D. 213 . Câu 15: Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ. Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra? A. 5 B. 1, 2, 3, 4, 5 . C. 1, 2, 3 . D. 1,2 . B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Trong hộp có 1 bóng xanh (X), 1 bóng đỏ (Đ) và 1 bóng vàng (V). Hòa lấy ra lần lượt từng bóng, ghi màu quả bóng rồi trả nó lại hộp. Kết quả 9 lần lấy bóng cho ở bảng sau: Lần lấy thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Màu bóng X V X Đ X X V Đ V a) Hãy cho biết kết quả của lần lấy bóng thứ 4 và thứ 5 . b) Hãy cho biết có bao nhiêu kết quả khác nhau có thể xảy ra trong mỗi lần lấy bóng. Câu 2: Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của mỗi phép thử nghiệm sau: a) Lấy ra 1 bút từ hộp có 1 bút chì và một bút bi. b) Bạn Lan chọn một ngày trong tuần để học bơi. Câu 3: Một lồng quay xổ số có chứa 10 quả bóng có cùng kích thước được đánh số từ 0 đến 9 . Sau mỗi lần quay chỉ có đúng một quả bóng lọt xuống lỗ. Sau khi ghi lại số của quả bóng này, bóng được trả lại lồng để thực hiện lần quay tiếp theo. Em hãy liệt kê tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra trong mỗi lần quay. Câu 4: Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trang các số 1; 2; 3; 4; 5 . Hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp.
NGÂN HÀNG HÀNG CÂU HỎI TOÁN 7 THEO CT GD2018 TÀI LIỆU NHÓM : CÁC DỰ ÁN GIÁO DỤC Trang 4 a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra. b) Số xuất hiện trên thẻ được rút ra có phải là phần tử của tập hợp 1;2;3;4;5 hay không? c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra. d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác xuất của trò chơi trên. Câu 5: Quan sát xúc xắc ở hình bên. Mỗi xúc xắc có 6 mặt, số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương 1; 2; 3; 4; 5; 6 . Gieo xúc xắc 1 lần. a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc. b) Mặt xuất hiện của xúc xắc có phải là phần tử của tập hợp mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm . c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc. d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên. Câu 6: Bể bơi mở cửa vào các ngày thứ 3 , thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Viên chọn ra hai ngày trong tuần để đi bơi. Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra. Câu 7: Hà có 4 hộp kẹo dẻo với 4 vị khác nhau là: Vị dâu, vị cam, vị nho, vị việt quất. hà lấy hai hộp kẹo cho em trai. Hỏi hai hộp kẹo dó có thể là những hộp kẹo với vị nào? Câu 8: Hộp bút của Thảo có ba đồ dùng học tập gồm 1 bút máy, 1 bút chì và 1 bút bi. Thảo lấy ra một dụng cụ học tập từ hộp bút. Hãy đánh giá xem các sự kiện sau là chắc chắn, không thể hay có thể xảy ra. a) Thảo lấy được một cái bút. b) Thảo lấy được một cái thước kẻ. c) Thảo lấy được một cái bút bi. Câu 9: Trong hộp có 4 quả bóng xanh, 3 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng. Phương lấy ra 5 bóng từ hộp. Hỏi các sự kiện sau là chắc chắn, không thể hay có thể xảy ra? a) 5 quả bóng lấy ra có cùng màu. b) Có ít nhất 1 bóng xanh trong 5 quả bóng lấy ra. c) 5 quả bóng lấy ra có đủ cả ba màu xanh, đỏ và vàng. Câu 10: Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Hãy đánh giá xem các sự kiện sau là chắc chắn, không thể hay có thể xảy ra. a) Mặt xuất hiện có số chấm chia hết cho 7 . b) Mặt xuất hiện có số chấm nhỏ hơn 10 . c) Mặt xuất hiện có số chấm lớn hơn 5 . Câu 11: Nam rút một chiếc bút từ hộp bút có chứa 3 bút chì, 2 bút bi xanh và 1 bút bi đen. a) Liệt kê tất cả các kết quả có thể. b) Sự kiện “Nam rút được bút chì” có luôn xảy ra không? Câu 12: Gieo một con xúc xắc. a) Liệt kê các kết quả có thể để sự kiện Số chấm xuất hiện là số nguyên tố xảy ra. b) Nếu số chấm xuất hiện là 5 thì sự kiện số chấm xuất hiện không phải là 6 có xảy ra không? Câu 13: Lớp 6 A bầu lớp trưởng, có 4 ứng viên được đưa ra để lấy phiếu bầu của các bạn trong lớp, gốm 4 bạn: Tổ 1: An và Hòa. Tổ 2: Bình. Tổ 3. Chi. Trong đó, chỉ có Chi là nữ. a) Em có chắc chắn bạn nào sẽ làm lớp trưởng không? b) Lớp trưởng có thể thuộc tổ nào?