Content text CHUONG 8 HOA 12- DE 3.docx
1 TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ SỐ 3 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 8: SƠ LƯỢC VỀ DÃY KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT Môn: HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh………………………………………. Số báo danh: ……………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1:[KNTT - SBT] Nguyên tử Cr có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d 5 4s 1 . Trong phản ứng hóa học, khi nguyên tử Cr nhường đi 3 electron để tạo thành ion Cr 3+ , số electron còn lại trên phân lớp 3d là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 2: [KNTT - SBT] Dung dịch nào sau đây có màu vàng chanh? A. CuSO 4 . B. FeCl 3 . C. KMnO 4 . D. FeSO 4 . Câu 3: [KNTT - SBT] Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy? A. Na, Fe,Mg. B. Na,Mg,Fe. C. Fe,Mg,Na. D. Mg, Fe,Na. Câu 4: [CTST - SBT] Dung dịch muối chromium(lll) sulfate có lẫn copper(ll) sulfate, sử dụng dung dịch nào sau đây có thể loại bỏ nguyên tố copper ra khỏi muối chromium(lll) sulfate? A. Dung dịch ammonia. B. Dung dịch xút. C. Dung dịch barium chloride. D. Dung dịch soda. Câu 5: Phức chất là gì? A. Phức chất là những hợp chất có cấu tạo rất phức tạp. B. Phức chất là những chất gồm nhiều phân tử chất đơn giản kết hợp lại. C. Phức chất là những chất được tạo thành từ hai hay nhiều phân tử muối. D. Phức chất là những chất khi phân li trong dung dịch tạo thành các ion phức tồn tại độc lập và có tính chất xác định. Câu 6: Cho phát biểu sau: “Phức chất đơn giản thường có một.(1). liên kết với các phối tử bao quanh. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết.(2).”. Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là A. cation kim loại, ion. B. nguyên từ kim loại, cho - nhận. C. nguyên từ trung tâm, cho - nhận. D. phối tử, ion. Câu 7: Phức chất nào sau đây chứa ion phức có số phối trí là 4? A. [Zn(NH 3 ) 4 ] 2+ . B. [Ag(NH 3 ) 2 ] + . C. [Co(NH 3 ) 6 ] 3+ . D. [Ni(CN) 4 ] 2- . Câu 8:Trong phức chất [Cr(H 2 O) 6 ]Cl 3 , ion phức có dạng hình học gì? A. Hình vuông. B. Lập phương. C. Hình bát diện. D. Hình tứ diện. Câu 9: Chọn phát biểu sai A. Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích. B. Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 4 liên kết ở với các phối tử luôn có dạng hình học là tứ diện. C. Giống như phân tử amionia , phân tử methyl aminecũng có thể đóng vai trò là phối tử do có cặp electron chưa liên kết. D. Phức có 4 phối tử và nguyên tử trung tâm có AO d 8 sẻ có dạng hình học vuông phẳng. Câu 10: Trong phương trình hoá học dạng tổng quát của phức chất aqua: M n+ (aq) + mH 2 O(l) [M(OH 2 ) m ] n+ (aq) Giá trị n là: Mã đề thi 217
3 Câu 17: Trong các số oxi hoá của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất, trạng thái thường gặp nhất là +2. Điều này được giải thích là do đa số các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có độ âm điện không cao và A. dễ nhường đi 2 electron ở phân lớp 3d. B. dễ nhường đi 1 electron ở phân lớp 3d và 1 electron ở phân lớp 4s. C. có khả năng nhận thêm 2 electron vào phân lớp 3d. D. có 2 electron lớp ngoài cùng. Câu 18: Một học sinh tiến hành chuẩn độ dung dịch Fe 2+ bằng dung dịch KMnO 4 theo hai cách như sau: Cách 1. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO 4 vào dung dịch chứa Fe 2+ trong môi trường acid cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt bền trong khoảng 30 giây. Cách 2. Nhỏ từ từ dung dịch chứa Fe 2+ trong môi trường acid vào dung dịch KMnO 4 cho đến khi màu hồng của dung dịch KMnO 4 biến mất. Hãy cho biết cách tiến hành chuẩn độ nào là phù hợp. A. Cách 1. B. Cách 2. C. Cả hai cách. D. Không có cách nào. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Titanium (Ti) được sử dụng để chế tạo động cơ hoặc khung máy bay, còn titanium dioxide (TiO 2 ) được sử dụng trong sản xuất kem chống nắng. Quặng ilmenite (FeTiO 3 ) có giá trị quan trọng về mặt kinh tế để sản xuất kim loại titanium. TiO 2 sản xuất từ FeTiO 3 (phản ứng A), sau đó được chuyển hoá thành Ti theo quy trình Kroll (phản ứng B, C, D). a. Phương trình hoá học của phản ứng A là: FeTiO 3 + C → Fe + TiO 2 + CO b. Phương trình hoá học của phản ứng B là: TiO 2 + 2Cl 2 → TiCl 4 + O 2 c. Phương trình hoá học của phản ứng C là: TiCl 4 + 2Mg → 2MgCl 2 + Ti. d. Phương trình tổng cộng của 4phản ứng là: FeTiO 3 + 3C → Fe + Ti + 3CO. Câu 2: Phức chất cis-[Pt(NH 3 ) 2 Cl 2 một hợp chất vô cơ có khả năng ức chế các tế bào ung thư như ung thư tinh hoàn, buồng trứng, bàng quang và các khối u ở đầu và cổ. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? a. Ion trung tâm là Pt b. Phối tử là NH 3 c. ion trung tâm là Pt 2+ , phối tử là NH 3 và Cl - . d. Phức có dạng hình học là vuông phẳng. Câu 3: [KNTT - SBT] Trong dung dịch, ion Fe 3+ tồn tại dưới dạng phức chất aqua có sáu phối tử nước.