PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI 13. VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG.docx

BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DẠNG ĐÚNG - SAI (LỊCH SỬ LỚP 11) BÀI 13: VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Ở nhiều nơi, núi chạy lan ra sát biển, tạo thành những địa hình hiểm trở, những vũng vịnh kín, xen lẫn với những bờ biển bằng phẳng thuận tiện cho việc trú đậu của tàu thuyền và chuyển quân bằng đường biển. Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự, điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, với thế bố trí chiến lược hợp thế trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển của nước ta.” (Những kí ức không thể lãng quên, Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Tổ quốc - Nguyễn Thái Anh chủ biên, NXB Văn hoá - thông tin, Hà Nội năm 2013) a. Biển Đông đóng vai trò quan trọng rất lớn trong việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của nước ta. b. Các đảo và quần đảo Việt Nam tạo ra cơ sở để xây dựng thành cơ sở hậu cần - kĩ thuật phục vụ hoạt động quân sự. c. Biển Đông là tuyến phòng thủ liên hoàn biển - đảo - bờ để bảo vệ Tổ quốc. d. Hệ thống các đảo và quần đảo Việt Nam thường được chia thành: hệ thống đảo tiền tiêu, đảo du lịch, đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ. Câu hỏi Ý a Ý b Ý c Ý d Đáp án S Đ Đ S Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và các nguồn tài nguyên chiến lược, đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, cho đất nước tự chủ hơn trong phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. a. Biển Đông có nhiều loại tài nguyên khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ và có trữ lượng vàng rất lớn. b. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển đa dạng với nhiều ngành. c. Các loại hàng hoá xuất - nhập khẩu quan trọng của Việt Nam được vận chuyển đường biển đều đi qua biển Đông. d. Những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam ở Biển Đông bao gồm: giao thông hàng hải, công nghiệp chế biến, tài nguyên sinh vật biển, du lịch. Câu hỏi Ý a Ý b Ý c Ý d Đáp án S Đ S S Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Giưa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy,… có gió Đông Bắc thì thương thuyền đi ở phía ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả, hàng hoá thì đều để

Câu hỏi Ý a Ý b Ý c Ý d Đáp án Đ S Đ Đ Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một tập tục cổ truyền có từ thời Hải đội Hoàng Sa (thế kỷ XVII) nhằm tri ân những người đi làm nhiệm vụ và cầu cho họ được bình an trở về,… Ngày nay, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vẫn được duy trì nhằm tri ân Hải đội Hoàng Sa năm xưa, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về trách nhiệm giữ gìn biển đảo quê hương”. (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 84) a. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa hàng năm được tổ chức ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). b. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được thực hiện từ thời các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. c. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một trong những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. d. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một di sản văn hóa phi vật thể, trở thành một biểu tượng minh chứng cho tinh thần đoàn kết, vượt khó của cha ông thời xa xưa. Câu hỏi Ý a Ý b Ý c Ý d Đáp án S S Đ S Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Đến thời kỳ Việt Nam tạm thời chia 2 miền Nam Bắc, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên các chính thể ở miền Nam Việt Nam, với tư cách là những chính thể có tư cách pháp lý trong quan hệ quốc tế, đã tiếp tục bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1954 đến 1975. Các chính thể miền Nam Việt Nam đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước, cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này…” a. Từ năm 1954 đến năm 1975, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đặt dưới sự quản lí hành chính của Việt Nam Dân chủ cộng hoà. b. Các chính quyền ở miền Nam Việt Nam đã thực thi chủ quyền thực tế của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Hoàng Sa thông qua việc kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biên. c. Dưới sự quản lí hành chính của Việt Nam Cộng hoà, quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà. d. Việc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng hoà là một chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Câu hỏi Ý a Ý b Ý c Ý d Đáp án S S S Đ Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “… Đầu đời vua Gia Long, phỏng theo lệ cũ, đặt đội Hoàng Sa, sau lại bỏ; đầu đời Minh Mệnh, thường sai người đi thuyền công đến đấy thăm dò đường biển, thấy một
nơi có cồn cát trắng chu vi 1.070 trượng, cây cối xanh tốt, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam còn có ngôi miếu cổ, không rõ dựng từ thời nào, có bia khắc 4 chữ: “Vạn lý Ba Bình” (muôn dặm sóng yên). Cồn cát này xưa gọi là Phật Tự Sơn, phía đông và phía tây đảo đều có đá san hô nổi lên một cồn chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch. Năm Minh Mệnh thứ 16 sai thuyền công chở gạch đá đến xây đền, dựng bia đá ở phía tả đền để ghi dấu và tra hột các thứ cây ở ba mặt tả hữu và sau. Binh phu đắp nền miếu đào được đồng lá và gang sắt có đến hơn 2.000 cân” (Sách Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán nhà Nguyễn năm 1882). a. Đại Nam nhất thống chí là công trình ghi chép về lịch sử của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. b. Dưới thời vua Gia Long, hoạt động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cử thủy quân ra đảo, vẽ bản đồ, cắm cột mốc, dựng miếu và trồng cây. c. Suốt thời kỳ nhà Nguyễn, thuỷ quân Việt Nam đã thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa với tư cách là một quốc gia. d. Nhà Nguyễn đã khẳng định quyền chiếm hữu đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Câu hỏi Ý a Ý b Ý c Ý d Đáp án S S Đ Đ Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “…Không ép được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7 giờ 30 phút ngày 14/3/1988, hai tàu Trung Quốc bắn pháo 100 ly gây hỏng nặng tàu 604 của ta, rồi bất ngờ cho quân xông về phía tàu ta. Trận đánh diễn ra mỗi lúc thêm ác liệt. Tàu Trung Quốc tiếp tục nã pháo dồn dập làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông và cùng một số cán bộ, chiến sỹ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ 604 ở khu vực đảo Gạc Ma. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp từ đó đến nay. Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14/3/1988, tàu HQ 505 đã cắm hai lá cờ lên đảo. Khi Tàu 604 của ta bị chìm, Thuyền trưởng tàu 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo ủi bãi. Phát hiện thấy ta cơ động lên bãi, hai tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, Tàu 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy. 8 giờ 15 phút ngày 14.3, bộ đội trên Tàu 505 vừa tiến hành dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sỹ của Tàu 604 vừa bị Trung Quốc đánh chìm. Cán bộ, chiến sĩ của Tàu HQ 505 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở đảo Cô Lin. Cho đến nay, là cờ đỏ sao vàng của Việt Nam vẫn phấp phới tung bay trên đảo Cô Lin.” (Trang thông tin điện tử của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Bình, ngày 13 tháng 3 năm 2018). a. Tháng 3-1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo Gạc Ma. b. Quân lực của nước ta quá yếu so với các nước tranh chấp Biển Đông. c. Tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia là một trong những khó khăn của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp trên Biển Đông.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.