PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 1. Đề.docx

CẤU TRÚC MA TRẬN + BẢNG ĐẶC TẢ CỦA ĐỀ THI ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT THẦY CÔ SẼ RA ĐỀ VỚI VIỆC ĐỀ XUẤT MA TRẬN VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO CÂU TRÚC 28 câu dưới dạng TN + 4 câu tự luận Theo tỉ lệ: 4 Điểm NB – 3 Điểm TH – 2 Điểm VD – 1 Điểm VDC Trong 28 câu trắc nghiệm sẽ có: 18 câu LT và 10 câu BT Trắc nghiệm: 18 câu LT và 10 câu BT + Tự Luận: 2 câu VD và 2 câu VDC NHÓM 3 THEO SÁCH CTST TN 70% + TL 30% ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC – CHƯƠNG 1 MÔN: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề: …………… I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: [NB] Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là: A. Sự biến đổi chất B. sự chuyển dịch cân bằng C. sự biến đổi vân tốc phản ứng D. sự biến đổi hằng số cân bằng Câu 2: [NB] Một phản ứng hóa học ở trạng thái cân bằng khi: A. Phản ứng thuận đã kết thúc B. Phản ứng nghịch đã kết thúc C. Tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau D. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm như nhau Câu 3: [NB] Cho cân bằng hoá học: N 2 (g) +3H 2 (g) ⇄ 2NH 3 (g); H0 . Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi: A. tăng áp suất B. tăng nhiệt độ C. giảm áp suất D. thêm chất xúc tác Câu 4: [NB] Phát biểu nào về chất xúc tác là không đúng? A. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng B. Chất xúc tác làm giảm thời gian đạt tới cân bằng của phản ứng. C. Chất xúc tác được hoàn nguyên sau phản ứng. D. Chất xúc làm cho phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận. Câu 5: [NB] Cho cân bằng hóa học. 2SO 2  (g) + O 2  (g) ⇌ 2SO 3  (g); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là. A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O 2 . C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO 3 . Câu 6: [NB] Cho phản ứng thuận nghịch sau: A 2 (g) + B 2 (g) ⇋ 2AB(g); ΔH > 0 Để cân bằng dịch chuyển sang chiều thuận thì:
A. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất B. Tăng nhiệt độ, giữ nguyên áp suất C. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất D. Nhiệt độ và áp suất đều tăng Câu 7: [NB] Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng: H 2 (g) + F 2 (g)  2HF (g) , H < 0 Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học: A. Thay đổi áp suất B. Thay đổi nhiệt độ C. Thay đổi nồng độ H 2 hoặc F 2 D. Thay đổi nồng độ HF Câu 8: [NB] Cho cân bằng hoá học: PCl 5 (g) PCl 3 (g)+ Cl 2 (g); ∆H>O. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi: A. tăng áp suất B. tăng nhiệt độ. C. thêm PCl 3 D. thêm Cl 2 Câu 9: [TH] Cho các cân bằng hóa học sau: (a) H2 (g) + I2 (g) ⇄ 2HI (g) (b) 2NO2(g)  N2O4 (g) (c) N2(g) + 3H2(g)2NH3(g) (d) 2SO 2 (g)+ O 2 (g)  2SO 3 (g) Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào không bị chuyển dịch? A. (d) B. (b) C. (a) D. (c) Câu 10: [TH] Cho cân bằng hoá học sau. 2SO 2  (g) + O 2  (g) ⇌ 2SO 3  (g); ΔH < 0. Cho các biện pháp. (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO 3 , (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (4), (5). D. (2), (3), (5). Câu 11: [TH] Cho cân bằng: 2SO2 (g) + O2 (g)  2SO3 (g). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là: A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. Câu 12: [VD] Cho phản ứng . N 2  + O 2 ⇌ 2 NO có K C = 36. Biết rằng nồng độ ban đầu của N 2  và O 2  đều bằng 0,01 mol/l.Hiệu suất của phản ứng tạo NO là . A. 75% B. 80% C. 50% D. 40% Câu 13: [VD] Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch N 2 (g)+3H 2 (g)⇌ 2NH 3 (g) đạt trạng thái cân bằng khi nồng độ của các chất như sau. [H 2 ] = 2,0 mol/lít. [N 2 ] = 0,01 mol/lít. [NH 3 ] = 0,4 mol/lít.Hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó là? A. 2. B. 3 C. 5 D. 7 Câu 14: [VD] Xét cân bằng. N 2 O 4  (g) ⇌ 2NO 2  (g) ở 25 o C. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu tăng nồng độ của N 2 O 4  lên 9 lần thì nồng độ của NO 2 A. tăng 9 lần. B. tăng 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. giảm 3 lần Câu 15: [NB] Vì sao dung dịch của các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện ? A. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch. B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện. C. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron. D. Do phân tử của chúng dẫn được điện. Câu 16: [NB] Đối với dung dịch axit yếu CH 3 COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng? A. [H + ] = 0,10M. B. [H + ] < [CH 3 COO - ].
C. [H + ] > [CH 3 COO - ]. D. [H + ] < 0,10M. Câu 17: [NB] Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện ? A. CH 3 OH. C. CuSO 4 . C. NaCl. D. AgCl. Câu 18: [NB] Dãy chất nào dưới đây đều là chất điện li mạnh ? A. HCl, NaOH, NaCl. B. HCl, NaOH, CH 3 COOH. C. KOH, NaCl, HgCl 2 . D. NaNO 3 , NaNO 2 , HNO 2 . Câu 19: [NB] Phát biểu không đúng là A. Môi trường kiềm có pH < 7. B. Môi trường kiềm có pH > 7. C. Môi trường trung tính có pH = 7. D. Môi trường axit có pH < 7. Câu 20: [NB] Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. HCl. B. Na 2 SO 4 . C. NaOH. D. KCl. Câu 21: [NB] Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường pH > 7 ? A. NaCl. B. KNO 3 . C. HCl. D. NaOH. Câu 22: [NB] Theo thuyết Bronsted - Lowry, chất nào sau đây chỉ là acid? A. HCl         B. HS –          C. HCO 3 –          D. NH 3 . Câu 23: [NB] Phương trình điện li nào sau đây không đúng ? A. HCl → H +  + Cl -          B. CH 3 COOH ⇔ CH 3 COO -  + H + C. H 3 PO 4  → 3H +  + PO 4 3-          D. Na 3 PO 4  → 3Na +  + PO 4 3- Câu 24: [TH] Trong các phản ứng dưới đây, ở phản ứng nào nước đóng vai trò là một bazơ (theo Bronstd- Lowry). A. HCl + H 2 O → H 3 O +  + Cl - B. Ca(HCO 3 ) 2  → CaCO 3  + H 2 O + CO 2 . C. NH 3  + H 2 O ⇔ NH 4 +  + OH - . D. CuSO 4  + 5H 2 O → CuSO 4 .5H 2 O. Câu 25: [TH] pH của dung dịch Ca(OH) 2 0,015 M là A. 1,52. B. 12,5. C. 1,82. D. 12,2. Câu 26:  [TH] Dung dịch CH 3 COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là A. a < b =1.         B. a > b = 1.         C. a = b = 1.         D. a = b > 1. Câu 27: [VD] Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250ml dd có pH = 10 A. 0,1 gam         B. 0,01 gam         C. 0,001 gam         D. 0,0001 gam Câu 28: [VD] Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H 2 SO 4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH) 2 nồng độ xM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của x và m là A. x = 0,015; m = 2,33. B. x = 0,150; m = 2,33. C. x = 0,200; m = 3,23. D. x = 0,020; m = 3,23. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1: [VD] (1,0 điểm) Nồng độ ban đầu của H 2  và I 2  đều là 0,03 mol/l. Khi đạt đến cân bằng, nồng độ của HI là 0,04 mol/l a) Tính nồng độ cân bằng của H 2  và I 2 b) Tính nồng độ cân bằng K của phản ứng tổng hợp HI Câu 2: [VD] (1,0 điểm) Trộn 200ml dung dịch HCl 0,1M và H 2 SO 4 0,05M với 300ml dung dịch Ba(OH) 2 aM thu được m gam kết tủa và 500ml dung dịch có pH =13. Vậy a và m có giá trị lần lượt là: Câu 3: [VDC] (1,0 điểm) Dung dịch X chứa các ion: Fe 3+ , SO 4 2- , NH 4 + , Cl - . Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
 Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa;  Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl 2 , thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi). --------------------- HẾT ---------------------

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.