PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text DEMO G003.pdf

Đẩy mạnh tổ chức đa dạng trò chơi học tập trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm để rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm cho học sinh lớp 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP.......................................2 1. Tên báo cáo biện pháp: Đẩy mạnh tổ chức đa dạng trò chơi học tập trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm để rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm cho học sinh lớp 1......................................................................................................... 2 2. Tác giả:........................................................................................................ 2 PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2 1. Lý do chọn biện pháp.................................................................................. 2 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp........................................ 3 2. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.........................................5 2.1. Sưu tầm hình ảnh tổ chức trò chơi trực quan, sinh động để rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích cho học sinh................................................... 5 2.2. Tích hợp hóa hoạt động trải nghiệm với trò chơi học tập giúp nâng cao hứng thú và phát triển kỹ năng sáng tạo cho học sinh......................... 8 2.3. Tổ chức trò chơi vận động hấp dẫn, thú vị giúp học sinh phát triển kỹ năng quản lý thời gian và giải quyết vấn đề............................................. 11 3. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện...................................................14 PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................... 15 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp................................................................................................................15 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn................................................................................................................. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................16 PHỤ LỤC...........................................................................................................17
2.1. Sưu tầm hình ảnh tổ chức trò chơi trực quan, sinh động để rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích cho học sinh * Mục đích: Mục đích của việc sưu tầm hình ảnh để tổ chức trò chơi trực quan, sinh động là tạo ra môi trường học tập hấp dẫn, khuyến khích học sinh quan sát chi tiết và phân tích thông tin một cách chính xác. Trò chơi học tập dựa trên hình ảnh không chỉ tăng cường khả năng nhận diện mà còn phát triển tư duy phản xạ nhanh, xử lý thông tin hiệu quả hơn. * Nội dung và cách thực hiện: Trong quá trình thực hiện biện pháp sưu tầm hình ảnh tổ chức trò chơi trực quan, sinh động để rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích cho học sinh, tôi đã làm những bước chính như sau: Bước 1: Sưu tầm và lựa chọn hình ảnh phù hợp: Tôi tiến hành tìm kiếm và thu thập những hình ảnh liên quan đến bài học, đảm bảo tính trực quan và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Bước 2: Xây dựng nội dung trò chơi: Từ các hình ảnh đã sưu tầm, tôi thiết kế các trò chơi học tập dựa trên yêu cầu rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích Bước 3: Tổ chức trò chơi trong lớp học: Tôi chia học sinh thành các nhóm nhỏ để tham gia trò chơi. Mỗi nhóm sẽ quan sát và thảo luận về hình ảnh, sau đó trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện nhiệm vụ tôi giao. Bước 4: Tổng kết: Sau khi trò chơi kết thúc, tôi tổng hợp kết quả, đưa ra nhận xét về quá trình tham gia của từng học sinh và nhóm. Ví dụ 1: Trong tuần sinh hoạt Bài 3: Cảm xúc của em, trang 15, Hoạt động trải nghiệm 1, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã sưu tầm các hình ảnh về cảm xúc con người và tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Nhìn nét mặt - Đoán cảm xúc”. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và phân biệt được các loại cảm xúc cơ bản của con người thông qua việc quan sát nét mặt, đồng thời nâng cao khả năng diễn đạt cảm xúc và hiểu biết về tâm lý cá nhân. Cách thức tổ chức: Trước tiết sinh hoạt tôi đã thu thập các hình ảnh về các biểu hiện cảm xúc khác nhau của con người như: Hạnh phúc, buồn, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên,...
từ sách báo, internet. Mỗi hình ảnh sẽ được tôi gắn kèm với 1 từ khóa tên gọi phù hợp và cố định. Sau khi cùng học sinh tìm hiểu về cách nhận biết cảm xúc, tôi đã chia nhóm và tổ chức trò chơi “Nhìn nét mặt - Đoán cảm xúc” cho học sinh. Lần lượt mỗi nhóm sẽ tham gia trò chơi, khi hình ảnh về cảm xúc được trình chiếu, thành viên các nhóm phải nhanh chóng quan sát và đưa ra dự đoán chính xác về tên gọi của cảm xúc đó. Mỗi nhóm sẽ có 3 phút để tham gia trò chơi với những bộ hình ảnh cảm xúc khác nhau. Trong 3 phút, nhóm nào đoán được chính xác nhiều nhất sẽ dành chiến thắng. Sau khi tất cả các nhóm hoàn thành lượt chơi của mình, tôi tiến hành tổng kết kết quả, khen ngợi nhóm thắng cuộc. Tôi cũng dành thời gian giải thích thêm về những cảm xúc mà học sinh có thể chưa hiểu rõ, giúp các em nắm vững kiến thức về các cảm xúc cơ bản. Ví dụ 2: Trong tuần sinh hoạt Bài 19: Thiên nhiên tươi đẹp quê hương em, Hoạt động trải nghiệm 1, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi cũng đã sưu tầm các hình ảnh và tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi với tên gọi “Khám phá một vòng Việt Nam”.
Mục tiêu: Giúp học sinh khám phá và hiểu biết sâu sắc hơn về vẻ đẹp thiên nhiên và các địa danh nổi tiếng của Việt Nam, qua đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. Cách thức tổ chức: Trước tiết sinh hoạt, tôi đã sưu tầm các hình ảnh có liên quan đến những cảnh đẹp nổi tiếng của quê hương Việt Nam như: Vịnh Hạ Long, Cao nguyên đá Đồng Văn, thác Bản Giốc, thung lũng Mường Hoa,... Những hình ảnh này được chọn lọc kỹ lưỡng để thể hiện rõ ràng và chân thực vẻ đẹp của từng địa danh. Cùng với đó, tôi đã thiết kế slide để mỗi hình ảnh sẽ đi kèm với 4 đáp án trắc nghiệm về tên gọi của địa danh, trong đó có 1 đáp án chính xác. Việc sử dụng hình thức trắc nghiệm giúp học sinh có nhiều cơ hội suy luận và tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng, đồng thời tăng thêm sự hấp dẫn của trò chơi. Đến tiết sinh hoạt, sau khi đã tổ chức cho học sinh chia sẻ về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương mình, tôi đã tổ chức cho các em tham gia trò chơi “Khám phá một vòng Việt Nam” cho học sinh tham gia. Ở trò chơi này, các em sẽ tham gia theo hình thức cá nhân, mỗi hình ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên được trình chiếu trên màn hình, học sinh phải nhanh chóng suy nghĩ, giơ tay dành quyền trả lời và lựa chọn đáp án chính xác tên gọi của cảnh đẹp, địa danh đó. Trong suốt trò chơi, tôi khuyến khích và động viên các em tham gia tích cực. Nếu học sinh trả lời sai, tôi sẽ giải thích thêm về địa danh đó, giúp các em hiểu rõ hơn. Trò chơi diễn ra đơn giản như vậy cho đến khi kết thúc bộ 10 slide hình ảnh. Tổ nào có nhiều học sinh trả lời chính xác sẽ dành chiến thắng trong trò chơi. Sau khi trò chơi kết thúc, tôi tổng kết lại các kiến thức về thiên nhiên, cảnh quan mà các em đã tiếp thu qua trò chơi.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.