Content text ĐỀ 5 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM TT-7791).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Al = 27, Fe = 56, Ni = 59, Cu = 64, Zn = 65. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 14. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong công nghiệp, kim loại kiềm thổ thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối chloride. Quá trình khử xảy ra tại cathode là A. M → M + + 1e. B. M + + 1e → M. C. M → M 2+ + 2e. D. M 2+ + 2e → M. Câu 2. Các electron hoá trị của nguyên tử nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất phân bố ở A. phân lớp 3d và phân lớp 4s. B. phân lớp 3d. C. lớp 4s. D. phân lớp 3p và phân lớp 3d. Câu 3. Sắt được sử dụng để sản xuất nam châm trong các máy phát điện và nhiều thiết bị (loa, chuông, tivi, máy tính, điện thoại,…) dựa trên tính chất nào sau đây? A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẻo. D. Tính nhiễm từ. Câu 4. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị hai ống nghiệm, ống (1) chứa 2 ml dung dịch CaCl 2 , ống (2) chứa 2 ml dung dịch BaCl 2 1M. Bước 2: Nhỏ đồng thời vào mỗi ống nghiệm 3 giọt dung dịch CuSO 4 1 M, thấy ống (1) xuất hiện kết tủa chậm hơn và ít hơn so với ống (2). Nhận định nào sau đây đúng khi so sánh CaSO 4 với BaSO 4 ? A. Khó nhiệt phân hơn. B. Khó thuỷ phân hơn. C. Dễ kết tủa hơn. D. Dễ tan hơn. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tinh thể kim loại (M)? A. Trong tinh thể kim loại M có các cation M n+ và các elctron hóa trị tự do. B. Các cation M n+ chuyển động tự do trong mạng tinh thể kim loại. C. Trong tinh thể kim loại M, các cation M n+ và elctron hóa trị tự do được phân bố theo trật tự nhất định. D. Tinh thể kim loại M trung hòa về điện. Câu 6. Hợp kim nào sau đây được sử dụng để làm cấu trúc thân vỏ máy bay? A. Duralumin. B. Đồng thau (Brass). C. Đồng thiếc (Bronze). D. Manganin. Câu 7. Điều kiện nào sau đây là điều kiện cần thiết để xảy ra hiện tượng gỉ sắt? A. Môi trường có oxygen và nước. B. Môi trường có oxygen và nhiệt độ cao. C. Môi trường có nước và nhiệt độ cao. D. Môi trường có oxygen, nước và nhiệt độ cao. Câu 8. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Không đổi. C. Không có quy luật. D. Giảm dần. Câu 9. Phương pháp Solvay để sản xuất Na 2 CO 3 trong công nghiệp được minh họa ở sơ đồ sau: Cho các phát biểu sau: (a) Ion hydrogencarbonate được tạo thành tại tháp carbonate hóa. Mã đề thi: 555
a) Tính cứng của nước có tên gọi là tính cứng tạm thời, tính cứng vĩnh cửu và tính cứng toàn phần. b) Khi cho nước cứng qua vật liệu trao đổi ion, các ion Mg 2+ , Ca 2+ đã được giữ lại trên vật liệu trao đổi, ion Na + hoặc K + đã đi ra khỏi vật liệu. c) Phương pháp làm mềm nước cứng theo mô hình trên được gọi là phương pháp sắc kí cột. d) Phương pháp theo mô hình trên sử dụng hiệu quả cho cả 3 loại nước cứng. Câu 3. Cho ba kim loại X, Y, Z (biết X, Y, Z là một trong các kim loại Fe, Zn, Ni) phản ứng với dung dịch HCl theo phương trình: M + 2HCl MCl 2 + H 2 Để nghiên cứu sự phụ thuộc H 2 tạo thành theo khối lượng kim loại và nhiệt độ người ta bố trí thí nghiệm như hình dưới đây: Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong 2 đồ thị sau: Dựa vào kết quả trên một học sinh đã đưa ra các kết luận sau: a) Với kim loại Ni, lượng H 2 ở thí nghiệm 1 ứng với 0,3 gam gần bằng lượng H 2 ở thí nghiệm 2 ứng với 30°C. b) Ở thí nghiệm 2, nếu nhiệt độ là 5°C thi kim loại Zn sẽ tạo ra nhiều hơn 110 cm 3 . c) Lượng H 2 bay ra trong thí nghiệm 1 tỉ lệ thuận với lượng kim loại còn trong thí nghiệm 2 tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. d) Với cùng một khối lượng kim loại thì thể tích H 2 thoát ra ứng với kim loại Fe sẽ là lớn nhất. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Nguyên tử Cr có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d 5 4s 1 . Trong phản ứng hóa học, khi nguyên tử Cr nhường đi 3 electron để tạo thành ion Cr 3+ , số electron còn lại trên phân lớp 3d là bao nhiêu?
Câu 2. Cho các chất: CaO, NH 4 Cl, Ca(H 2 PO 4 ) 2 , NaCl và Ca(OH) 2 . Có bao nhiêu chất được sử dụng để khử chua đất nông nghiệp? Câu 3. Ở nhiệt độ cao, magnesium nitrate bị phân hủy theo phản ứng: Mg(NO 3 ) 2 (s) → MgO(s) + 2NO 2 (g) + 1 2 O 2 (g), ∆ r H 0 = ? Cho biết: Chất Mg(NO 3 ) 2 (s) MgO(s) NO 2 (g) ∆ f 0 298H (kJ/mol) –790,6 –601,6 +33,1 Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là bao nhiêu kJ? (Làm tròn kết quả đến phần nguyên). Câu 4. Cisplatin là thế hệ đầu tiên trong số ba phức chất của Pt 2+ được sử dụng trong điều trị ung thư. Nó được biết đến với vai trò to lớn trong điều trị ung thư buồng trứng, tinh hoàn, bàng quang, đầu, cổ,... Nhờ có cisplatin hơn 90% bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được cứu sống. Cisplatin có thể được điều chế theo sơ đồ sau: Giá trị của x là bao nhiêu? Câu 5. Chuẩn độ 10,00 mL dung dịch FeSO 4 và H 2 SO 4 loãng bằng dung dịch KMnO 4 0,010 M. Kết quả thu được như sau: Lần thứ 1 2 3 Thể tích dung dịch KMnO 4 (mL) 8,54 8,53 8,52 Nồng độ mol phù hợp nhất của FeSO 4 trong dung dịch chuẩn độ là x.10 -2 mol/L. Giá trị của x là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)? Câu 6. Hàn hoá nhiệt xảy ra theo nguyên lí hoạt động là sử dụng phản ứng nhiệt nhôm để sinh nhiệt làm nóng chảy kim loại trong một khuôn kín. Để hàn một chân vịt tàu thuỷ được làm bằng đồng có một vết nứt tương ứng với thể tích của một hình hộp hình chữ nhật (rộng 3 cm, dài 5 cm, cao 2 cm) người ta cần dùng một hỗn hợp X chứa Al và CuO theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3. Giả sử toàn bộ lượng đồng sinh ra đều được dùng để hàn, khối lượng riêng của đồng là 8,96 g/cm 3 , hiệu suất của phản ứng là 87%. Khối lượng hỗn hợp X cần dùng là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)? PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Câu 1. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình sau: a) Vôi sống tiếp xúc lâu ngày trong không khí sẽ bị giảm chất lượng. b) Trên bề mặt các hố vôi tôi lâu ngày thường có màng chất rắn. Câu 2. Phèn sắt - ammonium là muối kép có công thức (NH 4 ) 2 SO 4 .Fe 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O thường được dùng làm chất cầm màu vải, xử lí nước thải công nghiệp,... Khi hoà tan một lượng nhỏ phèn sắt - ammonium vào nước, sẽ có phản ứng thủy phân diễn ra, thu được phức chất không tan chứa phối tử H 2 O và OH – và phần dung dịch. a) Viết các phương trình hoá học của quá trình tạo phức chất không tan. b) Nêu cách chứng minh sự có mặt của tất cả các ion có trong phần dung dịch. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.