Content text CHỦ ĐỀ 15. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN-GV.pdf
1 CHỦ ĐỀ 15. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN A. LÝ THUYẾT: I. TÁC DỤNG NHIỆT: - Dòng điện xoay chiều chạy qua vật dẫn làm nó nóng lê, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt. II. TÁC DỤNG PHÁT SÁNG: - Dòng điện xoay chiều qua đèn sợi đốt làm đèn phát sáng chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng phát sáng. III- TÁC DỤNG TỪ: - Dòng điện xoay chiều chạy trong dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây dẫn sinh ra từ trường chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng từ. Có thể kiểm chứng tác dụng từ của dòng điện xoay chiều bằng thí nghiệm mô tả ở Hình 15.4.
2 - Trong công nghiệp, người ta có thể sử dụng nam châm điện xoay chiều có từ trường mạnh để di chuyển bột sắt như Hình 15.5. - Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong thực tế để tạo nam châm điện, rơ le điện từ, động cơ điện, máy chụp cộng hưởng từtrongyhọc, tàu đệm từ,... IV- TÁC DỤNG SINH LÝ: - Nếu sơ ý để cho dòng điện xoay chiểu đi qua cơ thể thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt, chứng tỏ dòng điện xoay chiểu có tác dụng sinh lí. - Trong y học, người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều thích hợp để điều trị một số bệnh. Máy khử rung tim là một trong số các thiết bị ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng dòng điện xoay chiểu đang được sử dụng hiện nay. V-ỨNG DỤNG: Máy khử rung tim được đặt ở gắn vị trí của tim bệnh nhân (Hình 15.6). Khi phát hiện nhịp tim rối loạn, máy sẽ kịp thời phát xung điện để khôi phục lại nhịp đập bình thường của tim. Chẳng hạn như nếu tim đập nhanh, máy sẽ phát ra xung điện để khử bớt nhịp đập của tim. Nếu tim đập chậm, máy sẽ phát ra xung điện để kích thích tăng nhịp tim. Xung điện là dòng điện không liên tục chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, xen kẽ giữa các xung là khoảng nghỉ không có dòng điện. Trong ỵ
3 học, xung điện có tác dụng giảm đau, mỏi cơ và khớp, hỗ trợ phục hổi sau chấn thương và tăng cường tuần hoàn máu. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Chọn câu trả lời đúng? Băng kép hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện? A. Tác dụng phát sáng. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng hóa học. Câu 2. Chọn câu trả lời đúng? Quan sát bếp điện khi hoạt động và cho biết có những tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng từ. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng phát sáng. D. Câu B và C đúng. Câu 3. Chọn câu trả lời đúng? Dùng một sợi dây đồng nối liền hai cực của một cục pin còn đang sử dụng. Cục pin sẽ nóng dần lên. Điều này là do tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng từ. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng hóa học. D. Tác dụng sinh lí. Câu 4. Chọn câu trả lời đúng? Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng phát sáng. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng hóa học. Câu 5. Chọn câu trả lời đúng? Tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người là: A. Làm các cơ co giật. B. Làm tim ngừng đập. C. Làm tê liệt thần kinh. D. Cả ba câu trên. Câu 6. Trong quá trình sạc pin cho điện thoại di động. Dòng điện có các tác dụng gì? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng hóa học. D. Câu A và C đúng.
4 Câu 7. Chọn câu trả lời đúng? Trong các quá trình sau, quá trình nào không ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện: A. Sơn tĩnh điện. B. Mạ kim loại. C. Sạc pin. D. Nạp điện cho bình ắc – qui. Câu 8. Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng quang. D. Tác dụng sinh lý. Câu 9. Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng A. cơ. B. nhiệt. C. điện. D. từ. Câu 10. Khi cắm phích cắm vào ổ điện làm sáng đèn. Khi đó dòng điện thể hiện các tác dụng A. quang và hóa. B. từ và quang. C. nhiệt và quang. D. quang và cơ. Câu 11. Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều? A. Đèn điện. B. Máy sấy tóc. C. Tủ lạnh. D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin. Câu 12. Dòng điện có tác dụng sinh lí khi nào? A. Khi ở gần cơ thể người và các động vật. B. Khi đi qua cơ thể người và các động vật. C. Khi có cường độ lớn. D. Khi có cường độ nhỏ. Câu 13. Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng A. hóa học. B. từ. C. nhiệt. D. quang. Câu 14. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo ra các thiết bị sịnh hoạt hằng ngày như: A. Điện thoại, quạt điện. B. Mô tơ điện, máy bơm nước. C. Bàn là, bếp điện. D. Máy hút bụi, nam châm điện. Câu 15. Khi có dòng điện chạy qua thì dây dẫn bị A. đốt nóng và phát sáng. B. mềm ra và cong đi. C. nóng lên. D. đổi màu. Câu 16. Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?