PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 13. (8.6) ĐỀ TỔNG ÔN SỐ 2.doc

Trang 1/1 - Mã đề thi 120 NHÓM HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐẠI CƯƠNG HCMUE – K49 Mã đề thi: 120 ĐỀ TỔNG ÔN SỐ 2 Học phần: GIÁO DỤC HỌC (4 tín chỉ) Thời gian làm bài: 45 phút; (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Câu 1: Đâu KHÔNG PHẢI là nhiệm vụ của nhà giáo được quy định trong Luật Giáo dục (2019)? A. Tôn trọng, đối xử công bằng với người học;… B. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lí giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục. C. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo;… D. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ pháp lý, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo Câu 2: Theo nhà sư phạm dân chủ người Đức F. Đixtecvec: “…người giáo viên giỏi biết dạy cho trò ______ chân lí.”. Hãy điền vào chỗ trống. A. đi tìm B. nghiên cứu C. tìm kiếm D. khám phá Câu 3: Hãy hoàn thành câu nói sau của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là một nghề _____ bậc nhất trong các nghề _____...” A. Đáng tự hào B. Đáng trân trọng C. Sáng tạo D. Trân quý Câu 4: Giáo dục nhà trường đóng vai trò gì trong việc giáo dục con người? A. Quan trọng B. Chủ đạo C. Trọng yếu D. Thiết yếu Câu 5: Động từ nào sau đây mô tả cấp độ nhận thức “hiểu” trong thiết kế mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thuộc chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (2018) ? A. kể được B. miêu tả được C. khảo sát được D. phân tích được Câu 6: Môi trường sư phạm là: A. không gian, hoàn cảnh phương tiện đáp ứng những yêu cầu của đời sống. B. không gian, hoàn cảnh phương tiện đáp ứng những yêu cầu chuẩn mực sư phạm. C. không gian, hoàn cảnh phương tiện đáp ứng những yêu cầu của nhân loại D. không gian, hoàn cảnh phương tiện đáp ứng những yêu cầu của đất nước. Câu 7: Giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu đặc điểm của học sinh KHÔNG THÔNG QUA nghiên cứu điều nào dưới đây? A. Đơn xin chuyển lớp B. Lí lịch cơ bản C. Học bạ D. Sổ liên lạc Câu 8: Cấu trúc của “Tài” gồm: A. Năng khiếu – Năng lực - Tài lực – Thiên tài B. Năng khiếu – Năng lực - Tài năng – Thiên bẩm C. Năng khiếu – Năng lực - Tài năng – Thiên tài D. Khả năng – Năng lực - Tài năng – Thiên tài Câu 9: Đối tượng tác động của giáo viên trong hoạt động sư phạm là: A. Người đi làm B. Học viên cao học C. Người học D. Trẻ mầm non Câu 10: Tỷ trọng mạch nội dung “Hoạt động hướng vào bản thân” trong chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THPT là bao nhiêu phần trăm (%)? A. 20% B. 10% C. 40% D. 30% Câu 11: Có bao nhiêu bước tổ chức trong tiến trình tổ chức cho học sinh hợp tác trong nhóm? A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 12: Hãy chọn từ đúng để mô tả mối quan hệ giữa giáo dục trung học phổ thông với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở các trình độ cao hơn? A. Keo dính B. Xúc tác C. Bản lề D. Bước đệm Câu 13: Để thiết kế kế hoạch giáo dục cho lớp học (kế hoạch chủ nhiệm), người giáo viên chủ nhiệm cần căn cứ vào: A. Mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của nhà trường B. Điều kiện tổ chức hoạt động giảng dạy
Trang 2/1 - Mã đề thi 120 C. Đặc điểm môn học D. Phán đoán của bản thân Câu 14: Đâu KHÔNG PHẢI là đặc trưng của một tập thể học sinh? A. Có tiêu chí chung B. Có hoạt động chung C. Có hệ thống các quan hệ phức hợp D. Có mục đích chung Câu 15: Để phục vụ cho guồng máy cai trị, người Pháp đặt mục tiêu hủy diệt nền Nho học, chữ Hán, chữ Nôm, phải triệt bỏ và thay thế bằng chữ Pháp, chữ quốc ngữ cùng một họ mẫu tự La Tinh. Hệ thống thi cử thời phong kiến bị hủy bỏ. Điều này thể hiện tính chất gì của giáo dục? A. Tính xã hội - lịch sử B. Tính giai cấp C. Tính nhân văn D. Tính phổ biến và vĩnh hằng Câu 16: Đâu KHÔNG PHẢI là yếu tố mà người giáo viên cần giáo dục cho thế hệ trẻ? A. Truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm B. Nâng cao phẩm chất đạo đức C. Hướng dẫn các phương pháp học tập D. Bồi dưỡng thế giới quan khoa học Câu 17: Điền vào chỗ trống trong câu sau: “Mục đích giáo dục là ________ của cá nhân người được giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.” A. Hình mẫu nhân cách B. Mô hình sư phạm C. Mô hình nhân cách D. Nhân cách sư phạm Câu 18: Ý nào sau đây là một trong những mạch nội dung trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (2018)? A. Hướng đến giao tiếp B. Hướng đến kinh tế C. Hướng đến xã hội D. Hướng đến giáo dục Câu 19: Đâu là mục đích giáo dục cấp độ vi mô? A. Mục đích nâng cao dân trí B. Mục đích hướng đến phát triển xã hội C. Mục tiêu giáo dục mầm non D. Mục tiêu bồi dưỡng nhân tài Câu 20: Hệ thống môn học bắt buộc, môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp được quy định trong văn bản nào? A. Chương trình giáo dục phổ thông B. Kế hoạch giáo dục phổ thông C. Đề cương giáo dục phổ thông D. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Câu 21: Đâu là mục đích giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? A. Nâng cao trí lực – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân tài. B. Nâng cao trí lực – Đào tạo sức lao động – Bồi dưỡng người tài. C. Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân tài. D. Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng tài năng Câu 22: Giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu tập thể học sinh thông qua cách nào sau đây? A. Trao đổi, trò chuyện tâm tình với học sinh B. Điều tra kĩ càng gia đình của học sinh C. Tìm hiểu tâm sinh lý của học sinh D. Hỏi sâu quá mức thông tin cá nhân của học sinh. Câu 23: Số lượng thành viên trong Hội đồng trường dao động trong khoảng nào sau đây A. Từ 9-13 người B. Từ 8-12 người C. Từ 9-14 người D. Từ 8-13 người Câu 24: Đâu KHÔNG là mục tiêu của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệm 2018 đối với cấp THPT? A. có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai B. xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích C. biết tổ chức công việc một cách khoa học D. có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau Câu 25: Theo quan niệm duy vật biện chứng, giáo dục đóng vai trò gì trong sự phát triển nhân cách của con người? A. tiền đề B. điều kiện C. quyết định D. chủ đạo Câu 26: Học sinh khi tham gia Hoạt động trải nghiệm có thể: A. xây dựng niềm tin cho bản thân B. rèn luyện tính kiên trì C. tạo dựng mối quan hệ xã hội D. tiến hành các thao tác cơ bản
Trang 3/1 - Mã đề thi 120 Câu 27: Có bao nhiêu nguyên tắc giáo dục trong hoạt động giáo dục? A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 28: Nhờ quá trình lĩnh hội, tiếp thu, phát triển những kinh nghiệm xã hội mà nhân cách của con người như thế nào? A. Có giai đoạn phát triển, có giai đoạn thụt lùi. B. Ngày càng thụt lùi C. Ngày càng phát triển D. Ngày càng ổn định Câu 29: Ý nào sau đây mô tả cách thức xây dựng kế hoạch giáo dục của lớp chủ nhiệm? A. Phân tích, đánh giá tình hình, đặc điểm lớp học  Xây dựng các biện pháp, điều kiện thực hiện phù hợp với nội dung hoạt động giáo dục  Xác định mục tiêu cần đạt  Xây dựng nội dung hoạt động giáo dục cụ thể  Phân công lực lượng tham gia, thể hiện tiến độ thực hiện  Định hướng kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch B. Phân tích, đánh giá tình hình, đặc điểm lớp học  Xác định mục tiêu cần đạt  Xây dựng nội dung hoạt động giáo dục cụ thể  Xây dựng các biện pháp, điều kiện thực hiện phù hợp với nội dung hoạt động giáo dục  Phân công lực lượng tham gia, thể hiện tiến độ thực hiện  Định hướng kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch C. Phân tích, đánh giá tình hình, đặc điểm lớp học  Xác định mục tiêu cần đạt  Xây dựng các biện pháp, điều kiện thực hiện phù hợp với nội dung hoạt động giáo dục  Xây dựng nội dung hoạt động giáo dục cụ thể  Phân công lực lượng tham gia, thể hiện tiến độ thực hiện  Định hướng kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch D. Phân tích, đánh giá tình hình, đặc điểm lớp học  Xây dựng nội dung hoạt động giáo dục cụ thể  Xác định mục tiêu cần đạt  Xây dựng các biện pháp, điều kiện thực hiện phù hợp với nội dung hoạt động giáo dục  Phân công lực lượng tham gia, thể hiện tiến độ thực hiện  Định hướng kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch Câu 30: “Khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân” là một trong những mục tiêu hình thành ở học sinh tại cấp học nào? A. Tiểu học B. Trung học cơ sở C. Trung cấp nghề D. Trung học phổ thông Câu 31: Vai trò của nhà giáo dục trong hoạt động giáo dục là gì? A. Tích cực B. Độc quyền C. Quyết định D. Chủ đạo Câu 32: Đâu là một trong các tổ chức, đoàn thể gắn liền với giáo viên tại nhà trường phổ thông? A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh B. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh C. Bộ phận tham vấn học đường D. Công đoàn Câu 33: Yêu cầu cần đạt nào sau đây trong chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (2018) thuộc mạch nội dung “Hoạt động hướng đến xã hội”? A. Biết cách thu hút các bạn vào các hoạt động chung B. Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng C. Tham vấn ý kiến người thân, thầy cô về con đường tiếp theo sau trung học cơ sở D. Đề xuất được và tham gia thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên Câu 34: Đâu KHÔNG PHẢI là một trong các thành phần của Hội đồng trường phổ thông? A. Đại diện các tổ chuyên môn B. Đại diện cơ quan hành chính địa phương C. Đại diện công đoàn D. Đại diện Tổ văn phòng Câu 35: Ý nào sau đây đúng khi nói về “Giáo viên chủ nhiệm”? A. Giáo viên chủ nhiệm là người chỉ thực hiện quản lí lớp học. B. Giáo viên chủ nhiệm là người chỉ có vị trí thứ yếu trong nhà trường. C. Giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh của một lớp. D. Giáo viên chủ nhiệm là đường dây đứt đoạn trong mối quan hệ giữa học sinh và nhà trường. Câu 36: Hoạt động sư phạm của người giáo viên có tính nghệ thuật vì: A. người giáo viên phải tích cực đổi mới bài học. B. người giáo viên phải có sự khéo léo trong ứng xử sư phạm. C. người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn tốt. D. người giáo viên phải thấu hiểu tâm lý của học sinh.
Trang 4/1 - Mã đề thi 120 Câu 37: Đâu là một trong những hình thức tổ chức Hoạt động giáo dục cụ thể ở nhà trường phổ thông? A. Đưa ra câu hỏi gợi mở B. Hỗ trọ giáo viên giảng dạy C. Dự giờ tổ chuyên môn D. Đóng vai Câu 38: Đội ngũ nào là lực lượng hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm đắc lực nhất trong việc quản lí lớp học? A. Bộ phận giáo vụ B. Ban cán sự lớp C. Bộ phận thiết bị D. Hiệu trưởng nhà trường Câu 39: Điền vào chỗ trống trong câu sau: “Giáo dục xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên thuần nhất hơn bằng cách xóa bỏ sự _______...” A. phân chia giai cấp B. phân chia sắc tộc C. cạnh tranh bất bình đẳng D. phân chia thừa mức Câu 40: Nhà giáo dục trong hoạt động trải nghiệm có vai trò nào sau đây? A. Người dẫn dắt, tổ chức, xây dựng các hoạt động B. Người định hướng, tổ chức, thiết kế các hoạt động C. Người ra đề, tổ chức, đánh giá D. Người định hướng, tổ chức, cầm tay chỉ việc học sinh Câu 41: Đâu KHÔNG PHẢI là nhiệm vụ của giáo viên trung học theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (2020)? A. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của Hiệu trưởng; B. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương. C. Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. D. Trao dồi đạo đức, nêu cao tinh thần xung kích, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Câu 42: Đâu là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động sư phạm? A. Cơ sở vật chất B. Các quyết định của Hiệu trưởng C. Học liệu số D. Nhân cách của người giáo viên Câu 43: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong tiết sinh hoạt lớp bên cạnh hoạt động nào sau đây? A. Tổng kết hành chính lớp học B. Hoạt động lao động lớp học C. Tổ chức đóng góp ý kiến D. Thực hiện tham gia vui chơi Câu 44: Lớp 12A4 đang ôn thi để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, thầy G là giáo viên bộ môn Toán của lớp gần đây không thường xuyên lên lớp do buồn chuyện gia đình khiến cho học sinh hoang mang và lo lắng vì chỉ còn 2 tháng nữa là kỳ thi sẽ đến. Thấy thế, cô H là GVCN đã chủ động liên hệ thầy G để hỏi rõ nguyên nhân và động viên thầy cố gắng để cùng cô hỗ trợ ôn thi cho tập thể lớp. Điều nào sau đây KHÔNG THỂ HIỆN rõ nhất vai trò của cô H? A. Bảo vệ lợi ích chính đáng của người học B. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường. C. Xây dựng tinh thần trách nhiệm với công việc D. Khả năng thuyết phục và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp Câu 45: Phương pháp nào sau đây KHÔNG THUỘC hình thức thể nghiệm, tương tác? A. Phương pháp tổ chức dự án B. Phương pháp tổ chức sân khấu tương tác C. Phương pháp tổ chức trò chơi D. Phương pháp tổ chức tọa đàm, hội nghị, hội thảo chuyên đề Câu 46: Tập thể chính là: A. Một cộng đồng mang tính chất cục bộ B. Một cộng đồng xã hội đặc biệt C. Một cộng đồng ngắn hạn D. Một cộng đồng xã hội mang tính độc lập, riêng lẻ Câu 47: Đâu KHÔNG PHẢI là một thành tố của hoạt động giáo dục? A. Kết quả giáo dục B. Tiêu chí giáo dục C. Mục đích giáo dục D. Nội dung giáo dục

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.