Content text 190 - TVTT0000660 - Triết Học Tây Phương.docx
TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG
2 Bài 01 Khái lược LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 1. 2. 1. Triết học và lịch sử triết học Tây phương Từ Philosophia, theo nghĩa chúng ta tìm hiểu ở đây, là một sản phẩm của tinh thần tây phương. Chắc chắn ở đông phương cũng có những hình thức tư tưởng có thể được coi như là "philosophia", nhưng tự căn bản, hai thứ "philosophia" đó khác biệt nhau. Sự kiện có tính cách quyết định trong nền tảng triết học Tây Phương là việc con người ý thức về mình; sự kiện đó làm cho con người trở thành một cá thể tách biệt khỏi sự duy nhất của vũ trụ; ý thức về mình đó cũng làm cho con người mang một khát vọng mãnh liệt được tự do, điều này làm nên bước tiến triển có tính cách quyết định cho tư tưởng tây phương. Người Hy Lạp đã triển khai yếu tố này thành khoa triết học, có những nguyên tắc riêng như một khoa học và độc lập với tôn giáo. Công trình đó được hình thành trong những ảnh hưởng tương tác với tôn giáo. Ta không nên quên hậu trường của triết học vẫn là những niềm tin tưởng mang tính chất tôn giáo. Tuy nhiên, ngay trong tôn giáo của người Hy lạp, người ta đã thấy chiến thắng của lý trí sáng tỏ đối với những hình thức tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên. Theo nguyên tắc, lịch sử triết học khác với triết học về lịch sử. Lịch sử triết học là trình bầy một cách "khách quan" những tư tưởng của các triết gia theo dòng lịch sử; còn triết học về lịch sử là một cái nhìn, một quan điểm, một cách giải thích diễn tiến của lịch sử triết học, chẳng hạn quan điểm của Hegel, của
3 Auguste Comte, của Marx, của Teilhard de Chardin... Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta có thể nhận ra, trong mọi giáo trình lịch sử triết học, một thứ triết học về lịch sử; chính cách thức sắp xếp, chọn lựa hoặc những nhận định của người viết giáo trình đã bộc lộ quan điểm của người đó về lịch sử triết học rồi. Mặt khác, lịch sử triết học cũng không thể nào được giải thích sáng tỏ một lần rồi xong, cũng không thể coi một giải đáp nào đó là duy nhất. Chúng ta không thể nào có tham vọng làm được một phê bình toàn diện lịch sử triết học, hoặc tìm thấy một học thuyết nào hoàn toàn đúng, làm tiêu chuẩn cho mọi triết thuyết khác. Càng đi vào lịch sử triết học, chúng ta càng thấy rõ ràng hơn huyền nhiệm con người, và mỗi triết thuyết góp phần làm sáng thêm huyền nhiệm đó. Tuy nhiên, khác với phần lớn các môn học khác, việc học triết không thể tách rời với việc học lịch sử triết học. Người ta có thể biết một công thức toán học và áp dụng vào một bài toán một cách hoàn toàn chính xác mà không cần biết nguồn gốc của công thức đó; người ta có thể làm lại một thí nghiệm hóa học để tìm ra một thành phần hóa học mà không cần biết ai là người đầu tiên khám phá ra hoá chất đó và khám phá ra trong hoàn cảnh nào.... Với triết học thì không như thế: người ta không thể hiểu được cái "cogito" nếu không biết về Descartes, về hoàn cảnh thời đại cũng như hoàn cảnh riêng của ông. Nếu không, người ta sẽ dễ dàng biến triết học thành những châm ngôn, thành một số mệnh đề có tính cách máy móc, và điều đó hoàn toàn phản lại tinh thần của tiết học. Jarspers nói rằng : "Ta không đạt tới được triết học nếu không đi qua lịch sử triết học".
4 3. 2. Các Thời Kỳ trong Lịch Sử Triết Học Tây Phương Triết học Tây Phương đã trải qua bốn thời kỳ khá rõ rệt : 1/ Triết học Thời Thượng Cổ hay triết học Hy-La : từ khoảng thế kỷ thứ VI tcn đến thế kỷ thứ XVI cn (năm 529, Hoàng Đế Julien ra lệnh đóng cửa trường học ở Athènes). Thời kỳ này tạo nên nền tảng của tất cả lịch sử triết học Tây phương và bao gồm nhiều hạt mầm cho nhiều khuynh hướng đa dạng sau này. 2/ Triết học thời Trung Cổ hay triết học Kitô giáo: Có thể kể từ khởi đầu biến cố Kitô giáo, trải qua thời các giáo phụ, thời triết học Ả Rập và thời hoàng Kim với triết học Kinh viện. Chấm dứt vào thế kỷ XV, với biến cố người Hồi Giáo đánh chiếm thành Constantinople năm 1453. Có thể tạm nói đây là thời kỳ “đối thoại” giữa nền tảng triết học Hy Lạp và niềm tin tôn giáo. 3/ Triết học Cận Đại : khởi đầu từ khi chấm dứt thời Trung Cổ vào thời kỳ "Phục Hưng"; nền triết học cận đại, nói chung, là cuộc “đối thoại” giữa nền tảng triết học Hy Lạp và tinh thần khoa học cũng như những phát minh của khoa học thực nghiệm. Nét chung của thời kỳ này là sự tin tưởng vào lý trí cùng những khả năng con người. Vấn đề lớn trong thời kỳ này là vấn đề nhận thức luận. Thời Cận đại chính thức khởi đầu với Descartes và lên đến cao điểm với Kant và những phản ứng sau Kant. 4/ Triết học Hiện Đại : Manh nha từ giữa thế kỷ XIX, chính thức khởi đầu từ thế kỷ XX, với nhiều trào lưu khác biệt nhau. Trào lưu có nhiều ảnh hưởng nhất là triết học Hiện Sinh, và trào lưu Siêu Hình Học mới. Có thể tạm coi đây là thời kỳ suy tư về vị thế, phẩm giá con người.