PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text dieu-khien-logic-va-plc.pdf

TS. NGUYỄN NHƯ HIỀN, TS. NGUYỄN MẠNH TÙNG ĐIỀU KHIỂN LOGIC VÀ PLC Sách chuyên khảo dùng cho đào tạo Đại học và Sau đại học ngành Điều khiển & Tự động hoá NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI - 2007

2 CHƯƠNG 7: BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC - S7-300 §7.l. Cấu hình cứng.......................................................................................................83 §7.2. Vùng đối tượng....................................................................................................86 §7.3. Ngôn ngữ lập trình...............................................................................................88 §7.4. Lập trình một số lệnh cơ bản ...............................................................................89 PHỤ LỤC 1 CÁC PHẦN MỀM LẬP TRÌNH PLC 1. Tập trình cho OMRON.............................................................................................98 2. Lập trình cho PLC - S5...........................................................................................105 3. Lập trình cho PLC - S7200.....................................................................................111 4. Lập trình cho PLC - S7-300 ...................................................................................116 PHỤ LỤC 2 BẢNG LỆNH CỦA CÁC PHẦN MỀM PLC 1. BẢNG LỆNH CỦA PLC CPM1A .........................................................................121 2. BẢNG LỆNH CỦA PLC - S5................................................................................125 3. BẢNG LỆNH CỦA PLC - S7-200 ........................................................................128 4. BẢNG LỆNH CỦA PLC S7-300...........................................................................135 TÀI LIỆU THAM KHẢO
3 PHẦN 1 : LOGIC HAI TRẠNG THÁI VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT CƠ SỞ §1.1 Những khái niệm cơ bản 1. Khái niệm về logic hai trạng thái Trong cuộc sống các sự vật và hiện tượng thường biểu diễn ở hai trạng thái đối lập, thông qua hai trạng thái đối lập rõ rệt của nó con người nhận thức được sự vật và hiện tượng một cách nhanh chóng bằng cách phân biệt hai trạng thái đó. Chẳng hạn như nói nước sạch và bẩn, giá cả đắt và rẻ, nước sôi và không sôi, học sinh học giỏi và dốt, kết quả tốt và xấu... Trong kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật điện và điều khiển, thường có khái niệm về hai trạng thái: đóng và cắt như đóng điện và cắt điện, đóng máy và ngừng máy... Trong toán học, để lượng hoá hai trạng thái đối lập của sự vật và hiện tượng người ta dùng hai giá trị: 0 và 1. Giá trị 0 hàm ý đặc trưng cho một trạng thái của sự vật hoặc hiện tượng, giá trị 1 đặc trưng cho trạng thái đối lập của sự vật và hiện tượng đó. Gọi các giá trị 0 hoặc 1 đó là các giá trị logic. Các nhà bác học đã xây dựng các cơ sở toán học để tính toán các hàm và các biến chỉ lấy hai giá trị 0 và 1 này, hàm và biến đó được gọi là hàm và biến logic, cơ sở toán học để tính toán hàm và biến logic gọi là đại số logic. Đại số logic cũng có tên là đại số Boole vì lấy tên nhà toán học có công đầu trong việc xây dựng nên công cụ đại số này. Đại số logic là công cụ toán học để phân tích và tổng hợp các hệ thống thiết bị và mạch số. Nó nghiên cứu các mối quan hệ giữa các biến số trạng thái logic. Kết quả nghiên cứu thể hiện là một hàm trạng thái cũng chỉ nhận hai giá trị 0 hoặc 1 . 2. Các hàm logic cơ bản Một hàm y = f(x1, x2, ...xn) với các biến x1, x2, xn chỉ nhận hai giá trị: 0 hoặc 1 và hàm y cũng chỉ nhận hai giá trị: 0 hoặc 1 thì gọi là hàm logic. Hàm logic một biến: y = f(x) Với biến x sẽ nhận hai giá trị: 0 hoặc 1, nên hàm y có 4 khả năng hay thường gọi là 4 hàm yo, y1, y2, y3 các khả năng và các ký hiệu mạch rơle và điện tử của hàm một biến như trong bảng 1.1

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.