PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CDV_K12_Bài ôn tập cuối kỳ 1.doc

1 BÀI ÔN TẬP CUỐI KỲ 1 ( Bộ Cánh diều vàng) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1.Về mục tiêu: - Nhằm củng cố lại những kiến thức HS đạt được trong các bài ở trong học kỳ I lớp 12; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. -Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống từ đó rút ra được bài học cho bản thân. - Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá các hiện tượng kinh tế, các hoạt động kinh tế của bản thân, của người khác, - HS có thái độ học tập đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình. 2. Năng lực cần hướng tới : Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những hiện tượng, các hoạt động của nền kinh tế đang diễn ra xung quanh mình, nhận thức đúng và có những hành vi đúng đắn, phù hợp khi tham gia vào các hoạt động kinh tế đó Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân, có những suy nghĩ và định hướng về nghề nghiệp của bản thân sau khi ra trường, biết điều chỉnh bản thân mình để bước đầu trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế sau này 3. Phẩm chất: Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra giữa kỳ để đạt kết quả cao Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ học tập của bản thân. Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Tích cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra. II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP Ôn tập các đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế Bài 3: Bảo hiểm Bài 4: An sinh xã hội Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Bài 7: Quản lý thu chi trong gia đình III. HÌNH THỨC ÔN TẬP: 1. Củng cố kiến thức cơ bản - Giáo viên củng cố lại các kiến thức cơ bản của từng bài dưới dạng sơ đồ tư duy - Khắc sâu những kiến thức cần nhớ để ôn tập và kiểm tra 2. Luyện tập một số dạng câu hỏi ôn tập - Câu hỏi trắc nghiệm - Câu hỏi tình huống III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Học sinh bước đầu nhớ lại những kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ 1
2 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “nhanh tay nhanh mắt” Em hãy nhắc lại những kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài số 7 d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “nhanh tay nhanh mắt” Luật chơi: - Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm A và B. Trong vòng 5 phút các em lần lượt lên bảng những đơn vị kiến thức mà mình đã được học - Đại diện nhóm lên trình bày những sản phẩm mà nhóm mình tìm được. Thực hiện nhiệm vụ - HS tiến hành chia nhóm, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm - Các thành viên tham gia làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. Báo cáo và thảo luận - Các học sinh trong nhóm lần lượt lên trình bày - Học sinh cử đại diện nhóm lần lượt trình bày các câu trả lời. Kết luận, nhận định - Gv nhận xét, đánh giá, về mặt nhận thức của học sinh đối với các đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ 1 2. Hoạt động 2: Khám phá Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư để củng cố lại các đơn vị kiến thức đã học a. Mục tiêu: - HS củng cố lại được các đơn vị kiến thức đã học trong các bài 1 đến bài 7 b. Nội dung: - GV cho học sinh thảo luận nhóm mỗi nhóm sẽ tiến hành vẽ sơ đồ tư duy cho 1 bài - Học sinh làm việc theo nhóm c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh - Học sinh chỉ ra được những đơn vị kiến thức cơ bản của từng bài để củng cố bài học d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước tại nhà theo các nhóm Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế Bài 3: Bảo hiểm Bài 4: An sinh xã hội Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Bài 7: Quản lý thu chi trong gia đình Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin, làm việc theo nhóm, các nhóm trình bày ra tờ giấy A0 để chuẩn bị trình bày vào tiết sau - Khuyến khích các cách trình bày sáng tạo và độc đáo Báo cáo và thảo luận - Giáo viên yêu cầu từng nhóm trả lời kết quả làm việc của nhóm mình. - Giáo viên đánh giá kết quả của từng nhóm Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp..... Giới thiệu một số sơ đồ tư duy để tham khảo Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Luyện tập câu hỏi trắc nghiệm và tình huống a. Mục tiêu:
3 - HS biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập cụ thể - Giải quyết các tình huống diễn ra trong thực tiễn b. Nội dung: - GV cho học sinh làm việc cá nhân, các học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Chính sách an sinh xã hội không có vai trò nào dưới đây đối với đối tượng được hưởng? A. Phòng ngừa biến cố. B. Ngăn ngừa rủi ro. C. Khắc phục rủi ro. D. Quản lý xã hội. Câu 2: Để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội về giải quyết việc làm, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp A. tạo ra nhiều sản phẩm. B. tạo ra nhiều việc làm mới. C. bảo vệ người lao động. D. tăng thu nhập cho người lao động. Câu 3: Trong hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, một trong những chính sách dịch vụ xã hội cơ bản là dịch vụ A. việc làm tối thiểu. B. thu nhập tối đa. C. y tế tối thiểu. D. bảo hiểm tối thiểu. Câu 4: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục tiêu của chính sách an sinh xã hội về giải quyết việc làm, bảo đảm thu nhập và giảm nghèo bền vững? A. Giảm tỷ lệ hộ giàu trong xã hội. B. Cải thiện cuộc sống hộ nghèo. C. Xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo. D. Giảm tỷ lệ người thất nghiệp. Câu 5: Một trong những vai trò của an sinh xã hội là góp phần giúp các đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội có thể chủ động, ngăn ngừa và giảm bớt A. phạm tội. B. rủi ro. C. quyền lợi. D. lợi nhuận. Câu 6: Việc làm nào dưới đây góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội về vấn đề giải quyết việc làm? A. Chia đều các nguồn thu nhập. B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. C. Chấp hành quy tắc công cộng. D. Bảo trợ hoạt động truyền thông. Câu 7: Một trong những mục tiêu của chính sách an sinh xã hội về bảo hiểm nhằm giúp người dân A. xóa đói giảm nghèo. B. xóa bỏ nhà tạm. C. phòng ngừa rủi ro. D. phòng ngừa thất nghiệp. Câu 8: Đối với đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội, việc thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đem lại lợi ích nào dưới đây? A. Hưởng thu nhập vô điều kiện B. Được hoàn trả lại lợi ích đã mất. C. Khắc phục và giảm thiếu rủi ro. D. Được hỗ trợ miễn phí trọn đời. Câu 9: Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội sẽ góp phần A. thúc đẩy sự phân hóa giàu nghèo. B. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. C. thúc đẩy tình trạng thất nghiệp. D. thúc đẩy tình trạng lạm phát. Câu 10: Hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. An sinh xã hội. B. Bảo hiểm xã hội. C. Chất lượng cuộc sống. D. Thượng tầng xã hội. Câu 11: Một trong những mục tiêu của việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội là nhằm giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội có thể A. ổn định cuộc sống. B. mặc cảm và tự ti. C. từ bỏ cuộc sống. D. gia tăng giàu nghèo. Câu 12: Việc làm nào dưới đây góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội về vấn đề giải quyết việc làm? A. Chia đều lợi nhuận khu vực. B. Hưởng chế độ phụ cấp khu vực.
4 C. Xóa bỏ định kiến về giới. D. Phát triển sản xuất và dịch vụ. Câu 13: Việc các chủ thể kinh tế xác định các vấn đề như kinh doanh mặt hàng gì, đối tượng khách hàng là ai, họ có nhu cầu gì là thực hiện nội dung nào dưới đây của việc lập kế hoạch kinh doanh? A. Xác định mục tiêu kinh doanh. B. Xác định chiến lược kinh doanh. C. Xác định ý tưởng kinh doanh. D. Xác định điều kiện thực hiện. Câu 14: Khi lập kế hoạch kinh doanh, các chủ thể cần thực hiện bước nào dưới đây? A. Xác định ý tưởng kinh doanh. B. Xác định thời gian hoàn thành. C. Xác định mức lợi nhuận đạt được. D. Xác định chủ thể sẽ đỡ đầu. Câu 15: Để quá trình kinh doanh diễn ra hiệu quả, kế hoạch kinh doanh của các chủ thể cần xác định được A. số thuế phải đóng. B. ý tưởng kinh doanh. C. số tiền sẽ thu lợi. D. thời gian thành công. Câu 16: Khi các chủ thể đặt ra những kế hoạch và mục tiêu cụ thể sẽ đạt được khi tiến hành kinh doanh là đã thực hiện nội dung nào dưới đây của lập kế hoạch kinh doanh? A. Xác định điều kiện thực hiện. B. Xác định ý tưởng kinh doanh. C. Xác định chiến lược kinh doanh. D. Xác định mục tiêu kinh doanh. Câu 17: Bước khởi đầu trong việc lập kế hoạch kinh doanh là các chủ thể phải xác định được A. ý tưởng kinh doanh. B. chiến lược kinh doanh. C. các rủi ro gặp phải. D. mục tiêu kinh doanh. Câu 18: Khi phân tích yếu tố về khách hàng để lập kế hoạch kinh doanh, các chủ thể không cần quan tâm đến nội dung nào dưới đây? A. Hành vi tiêu dùng. B. Nguồn gốc xuất thân. C. Nhu cầu khách hàng. D. Độ tuổi khách hàng. Câu 19: Khi xác định mục tiêu kinh doanh, các chủ thể không cần chú ý tới tiêu chí nào dưới đây? A. Tính có thể đo lường. B. Tính khả thi. C. Tính vô thời hạn. D. Tính cụ thể. Câu 20: Một trong những điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh mà các chủ thể sản xuất cần phân tích để lập kế hoạch kinh doanh phù hợp là A. yếu tố hội nhập. B. yếu tố khách hàng. C. yếu tố xuất thân. D. yếu tố quốc tế. Câu 21: Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có A. tính nhân đạo. B. tính sáng tạo. C. tính phi lợi nhuận. D. tính xã hội. Câu 22: Khi xây dựng bản kế hoạch kinh doanh, các chủ thể không cần đưa nội dung nào dưới đây vào kế hoạch của mình? A. Phương hướng kinh doanh. B. Cách thức thực hiện. C. Thời điểm hoàn thành. D. Điều kiện thực hiện. Câu 23: Nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kinh doanh gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức của chủ thể kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu được gọi là A. kế hoạch sản xuất. B. kế hoạch tài chính. C. chiến lược đàm phán. D. chiến lược kinh doanh. Câu 24: Khi phân tích yếu tố tài chính để thực hiện ý tưởng kinh doanh, chủ thể cần phải phân tích nội dung nào dưới đây? A. Số vốn mình muốn có. B. Số vốn đã thua lỗ. C. Số vốn đã đầu tư. D. Số vốn cần huy động. Câu 25: Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, một trong những điều kiện mà cần chủ thể cần phân tích là yếu tố A. Nhân sự và đối thủ. B. Tài chính và nhân sự. C. Tài chính và lợi nhuận. D. Đối thủ và lợi nhuận.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.